Anh chị em bỏ chút thì giờ đọc bài nầy để thông cảm, để thương cảm, để hãnh diện, cùng là nhân viên phi hành của phi đòan 219, ngừơi ở tù lâu nhất 71-84.
Mục sư Chung tử Bửu bay trong flight với tôi. Sau khi rút từ Kontum về Đànẳng ngày kế tiếp phi cơ của ông bi bắn ở đồi 31 hạ Lào. Chính chúng tôi đã bay vào đồi 31 để rứơt phi hành đoàn về, nhưng phải tản thương trứơc. Chuyến thứ hai vào để đón phi hành đoàn ra không thực hiện đựơc- đồi 31 bị overrun.
Dầu cứng lòng mấy cũng phải chảy nước mắt cho câu chuyện đọan trừơng này.
Như Chuyện Không Tưởng
Chung Tử Bửu
Khi cánh cửa phòng giam trại thẩm vấn tù binh Ngã Tư Sở, Hà Nội, đóng lại cài then khóa chặt phía ngoài vào buổi chiều ngày 9 Tháng Ba năm 1971, mọi dự tính trốn thoát của tôi trở thành vô hi vọng. Tụi ma giáo nầy sẽ giở trò quỉ quái gì đây? Bao giờ thì mình sẽ bị đưa lên các trại khổ sai nơi thâm sơn cùng cốc? Mình sẽ chịu nổi các đòn tra tấn tới mức nào? Bao giờ thì chúng sẽ đem mình đi thủ tiêu? Có khi nào mình sống sót trở về gặp lại bao người thân yêu nhất không?
Phương trời Nam xa xôi ấy, người mẹ góa, đàn em dại, cô vợ trẻ, đứa con đầu lòng đang chập chững tập đi, đơn vị cũ, khung trời xưa, bạn bè, chiến hữu, bây giờ ra sao? Biết bao nhiêu hình ảnh hiện lên trong trí não. Những khổ đau của bao người thân ở Miền Nam vời vợi ấy có lẽ sẽ dần nguôi. Bóng hình, tên tuổi mình ở phi đoàn rồi sẽ phai dần vào quên lãng. Các bạn cùng khóa có lẽ thấy thầm tội nghiệp cho số phận hẩm hiu của mình được vài ngày rồi cũng quên. Nhưng mình phải sửa soạn đương đầu với một cảnh ngộ chưa hề chuẩn bị đối phó: Ðời tù binh trong các nhà giam cộng sản!
Mỗi lần nhìn thấy hai người đàn em của tôi cùng bị bắt tại mặt trận, thiếu úy Khánh và thiếu úy On bị giam khác phòng nhưng cùng một dãy, là tim tôi nhói lên vì thương các đàn em của mình. Các cậu mới ra trường được vài tháng, bay hoa tiêu phó cho tôi một thời gian, chưa dạn dày chiến trận đã bị lôi theo con chim đầu đàn gãy cánh. Trong số mười sáu sĩ quan tù binh bị bắt trong cùng một trận đánh, tuy hai cậu ấy là người gần gũi nhất của tôi, nhưng nếu hỏi rằng tôi biết gì về tánh tình, khả năng, tài vặt, hoặc đời tư của hai chàng, thì tôi cũng mù tịt. Tôi chỉ cảm nhận một điều, mình phải có bổn phận khích lệ và an ủi hai người em cùng phi đoàn.
Năm tháng bị thẩm vấn căng thẳng rồi cũng quen, nhưng cái loa điện tổ chảng chĩa thẳng vào mấy cửa sổ cao sát trần nhà phòng giam phát tiếng the thé của đài nói dối việt nam; nào là buổi trưa hát bài chòi, giữa đêm hát chèo, với lại mấy thứ nhạc lai tàu bắt chước giọng liên xô hát nhanh như ma đuổi, cộng thêm đủ thứ bản tin phịa thứ thiệt đẳng cấp thế giới, thì chịu không thấu bà con ạ! Một hôm đi ngang qua cửa phòng Khánh và On, Khánh cầm hai hột nhãn lượm ngoài sân ra dấu bảo tôi hãy lấy hột nhãn, rửa sạch, nút lỗ tai để đỡ phải nghe.
Bao đêm khuya canh vắng suy nghĩ về tương lai đen tối của mình, có một câu hỏi vấn vương không rứt ra được: “Nếu thật có thiên đàng, hỏa ngục và linh hồn, khi mi chết hồn mi sẽ đi đâu? Lên hay xuống?” Sau một số ngày thành thật suy nghĩ thì câu trả lời rất rõ ràng là sẽ đi xuống! Tại sao? Bởi vì mặc dù có đạo, nhưng giữa tôi với cõi thiên đàng chẳng có mối liên hệ chặt chẽ nào bảo đảm một vé đi lên. Nhìn lại mặt đạo đức của mình thì chỉ toàn là những điều xấu hổ. Ðúng là đầu xanh mà vô số tội! Bị đối diện với sự thật nghiệt ngã, tôi mới nhận ra rằng dù có biết, có tin, có là đạo vòng vòng, chẳng thứ nào tạo được tình liên hệ thân ái với Ðấng Tối Cao, là Ðấng sẽ ban quyết định cho mình lên hoặc xuống. Lấy lẽ công bằng mà nói, thần nào, cõi thánh thiện nào chịu chứa chấp một thằng có đủ thứ tội lỗi xấu xa như tôi?
Ðứng trước số phận vĩnh cửu của mình, tôi không thể khinh suất đặt niềm tin vu vơ vào những điều chỉ nghe người ta truyền lại chứ chưa bao giờ biết rõ. Trong cõi nhân loại có nhiều niềm tin tôn giáo khác hẳn nhau, thì không thể nào mọi niềm tin đều là chân lý. Nếu có anh đúng thì phải có nhiều anh sai. Làm thế nào biết được ai đúng ai sai? Hoàn cảnh bấy giờ không phải là lúc lý sự về Ðấng Tạo Hóa hiện hữu hay không hiện hữu, vì chẳng ai giải thích được nguồn gốc sự sống, trật tự tuần hoàn của cõi thiên nhiên, và sự hình thành vũ trụ bao la.
Ðối với tôi, đứng trước số phận chắc chắn là hẩm hiu và bất hạnh, bản năng khôn ngoan của con người là tìm ra lối thoát cho hoàn cảnh bế tắc, chẳng ai gàn dở ngồi lý sự về những điều không chứng minh nổi. Vì thế, nỗi trăn trở của tôi ngoài việc suy tính phương cách đối phó với những cuộc hỏi cung diễn ra suốt 6 ngày mỗi tuần, còn là nghĩ cách tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc làm thế nào tạo được mối liên hệ thân ái với cõi thần linh trên thiên đàng. Ðể rồi đây, nếu có phải sớm qua thế giới bên kia, thì mình cũng còn có chút hi vọng!
Trong hoàn cảnh tuyệt vọng và cấp bách, tôi muốn biết vấn đề cách rõ ràng rành mạch, vì sự biết lõm bõm chẳng giải quyết được gì. Càng suy nghĩ càng hối tiếc, vì từ khi còn nhỏ tôi đã được tiếp xúc với Thánh Kinh là quyển sách nói về vấn đề nầy, nhưng tôi đã thờ ơ với số phận vĩnh cửu của mình. Tôi nhớ đến một lời tuyên bố của Ðức Chúa Giêsu trong sách phúc âm nào đó được nhắc tới trong các bài giảng về đức tin mà tôi đã nghe, rằng: “Nếu các con có đức tin lớn bằng hột cải, sẽ khiến núi nầy đời đi, thì nó sẽ dời đi...” Như vậy có phải là với chút lòng tin thì sẽ được ban cho quyển Thánh Kinh không? Ðối với tôi, lời tuyên bố chắc nịch thì một là thật, hai là dỏm, chứ không thể có kiểu lừng chừng.
Làm sao ai có nổi thứ đức tin cỡ đó? Nếu tôi có chút đức tin nào thì giỏi lắm nó chỉ lớn cỡ bằng hột bụi bay vơ vẩn là tối đa! Giống như lênh đênh giữa biển bao la, vớ được cái gì làm phao thì cứ bám lấy. Thứ mà tôi cần nhất lúc nầy là quyển Thánh Kinh. Nhưng nhìn lại thực tại của mình trong nhà tù cộng sản thì vô cùng thối chí. Bọn nầy thù ghét Cơ-đốc-giáo hơn mọi thứ trên đời, làm sao nó cho phép mình có được quyển Thánh Kinh, nếu có? Thế còn lời tuyên bố của Thánh Kinh nói rằng Thiên Chúa là Ðấng Toàn Năng thì sao? Lấy cái gì để chứng minh? Nếu Thiên Chúa không trị nổi bọn cộng sản thì có gì đáng tin? Chẳng lẽ Ðấng Tối Cao không đủ quyền phép buộc tụi xảo quyệt nầy phải cho tôi quyển Thánh Kinh hay sao?
Muốn biết có thật hay không thì phải thử là cách tốt hơn hết. Từ hôm đó tôi đã bắt đầu cầu xin như thế nầy: “Kính lạy Thiên Chúa, nếu Ngài hiện hữu và toàn năng, xin ban cho con một quyển Thánh Kinh trong nhà tù cộng sản nầy.” Thật vậy nếu Thiên Chúa có thật và toàn năng thì sá gì mấy thằng Việt Cộng láo toét. Tôi cung kính dâng lời khẩn cầu của mình mỗi ngày hai lần vào buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi ngủ.
Cùng thời gian đó, có một tên đại tá đến thẩm vấn tôi suốt một tuần về các vấn đề xã hội, thông tin báo chí, văn hóa văn nghệ của Miền Nam. Hắn ba hoa khoác lác về vấn đề tự do tín ngưỡng ở miền Bắc rồi khoe về các nơi thờ tự hiện đang có tại Hà Nội. Tôi hỏi móc một chuyện:
Thưa ông, mặc dù tôi không được ra ngoài để thấy cuộc sống xã hội ở miền Bắc nầy, nhưng tôi đoán là vấn đề tự do tín ngưỡng như ông nói chắc không có. Vì tôi nghe phía bên ngoài tường rào có tiếng dân chúng đi lại sinh sống quanh đây rất nhiều. Mà đa số người Việt Nam theo đạo Phật. Có dân ắt phải có chùa. Có chùa ắt phải có chuông. Có chuông thì tôi phải nghe. Nhưng mấy tháng nay tôi chẳng bao giờ nghe tiếng chuông chùa cả, chỉ nghe toàn là tiếng kẻng thôi. Tại sao vậy?
Hắn trả lời “Anh nhầm rồi! Chùa ở ngoài nầy không dùng chuông mà gõ kẻng anh ạ!”
Biết là hắn phịa nhưng tôi không có cớ nào để bẻ hắn. Tuy vậy, sau một tuần thẩm vấn xong hắn hỏi một câu: “Anh có nguyện vọng gì không? Tôi có thể giúp anh được gì không?” Tôi trả lời: “Dạ có, tôi muốn có một quyển Thánh Kinh để đọc.”
Hắn giãy như đỉa phải vôi: “Ô ô ô ô... cái... cái... cái đó thì không được! Vì chúng tôi không tin, không cho phép, và cũng chẳng đào đâu ra để có cho anh.”
“Ông nói các ông không tin, và không cho phép; tôi tin ông nói đúng. Nhưng về việc ông nói là không có để cho, thì tôi nghĩ là ông nói dối đấy.”
“Sao... sao anh lại dám nghĩ là tôi nói dối? Anh biết cái... cái... cái gì ở ngoài nầy? Anh lấy lý do nào nào?”
“Thưa ông, mới hồi nãy ông khoe cạnh phố Hàng Da gần Cửa Nam vẫn còn nhà thờ Tin Lành, vẫn có mục sư, và tín đồ vẫn được đi nhà thờ dự lễ. Có phải vậy không ạ? Thế mà ông nói là không đào đâu ra Thánh Kinh. Chẳng nhà thờ Tin Lành nào mà không có sẵn Thánh Kinh cả. Nếu nhà thờ ấy có thật, ông cứ đến xin một quyển là họ biếu ông ngay.”
“Tôi đã nói là không được.”
“Vì ông hỏi nguyện vọng của tôi thì tôi thật lòng nói rằng đó là thứ tôi cần. Chứ có bao giờ các ông theo nguyện vọng của tôi trả tự do cho tôi trở về Miền Nam đâu!”
“Anh đừng đòi hỏi những gì mà tôi không thể giúp.”
“Vậy xin cảm ơn ông đã quan tâm.”
Ngày tháng dần trôi, thêm nhiều sĩ quan tù binh mới được đưa tới. Nghe đâu đã lên tới gần tám chục mạng. Rồi chúng tôi bị chuyển đi quân lao Bất Bạt vào ngày 5 tháng 8, 1971. Mấy ngày liền trời mưa như trút nước. Bên ngoài nước mưa xối xả mà trong xà lim chúng tôi khát khan cả cổ. Cai tù giải thích: Mưa nhiều quá than đá ướt hết chưa đun nước sôi được. Những ngày đó miền Bắc bị một trận lụt kinh hoàng. Trong các xà lim vùng trung du Bất Bạt chúng tôi chẳng biết chút tin tức gì bên ngoài. Suốt ngày quanh quẩn trong xà lim nhỏ xíu hôi hám đầy rệp, tôi càng ước ao phải chi mình có được quyển Thánh Kinh.
Một hôm nhìn ra kẽ cửa sổ tôi thấy một người tù mới tới, cao ráo, điển trai, vừa được tắm mưa đang phơi bộ quần áo ướt trên dây ngoài trời mưa. Anh nầy bị giam ở một xà lim cùng khu với tôi. Vài ngày sau được biết đó là đại úy Long của phi đoàn khu trục A1 ở Pleiku bị bắn rớt và bị bắt. Hỏi thăm tình hình quê nhà và quân ta thì chỉ toàn là tin không vui. Sau đó lại có thêm một cậu chuẩn úy thủy quân lục chiến tên Hoàng bị bắt ở mặt trận phía tây Quảng Trị được đưa ra giam chung dãy. Anh chàng nầy trẻ măng, cứ xin cai tù cho được ở chung với người khác vì quá sợ ma.
Mùa thu Bất Bạt trời se lạnh, hàng cây trẩu bên ngoài lá đã chuyển màu vàng tươi. Gió đưa lá rung rinh lung linh xanh vàng. Dãy hoa mười giờ nở bông đỏ tím. Ôi dâng tràn nỗi nhớ quân trường. Ôi Nha Trang! Những ngày tháng tập tễnh đời lính. Thời hoa mộng của đời sinh viên sĩ quan. Nay chỉ còn là dĩ vãng. Mấy thằng khóa sáu lăm ‘e’ có còn nhớ tới đứa bạn... đang cơn khốn khổ chốn ngàn dặm xa? Giữa khuya nghe tiếng vạc kêu sương, ngỡ như tiếng hải âu trong đêm ứng chiến. Bạn bè năm xưa mỗi thằng mỗi tính nết. Giờ xa rồi nhớ lại thấy thương. Ước sao có ngày gặp lại, xóa hết những hiềm tị bất hòa, để thấy hạnh phúc còn có đồng đội và quê hương!
Nỗi nhớ khung trời cứ nung nấu trong lòng. Biết bao nhiêu là kỷ niệm vui buồn đời bay bổng. Các tù binh ở khác phòng tìm cách nói chuyện truyền tin cho nhau toàn bằng cách ra dấu. Tôi nhớ lại một kỷ niệm không thể nào quên. Khoảng đầu năm 1969 khi quân Mỹ đang rút khỏi Khe Sanh, thì chúng tôi cũng chuyên chở mọi thứ của SOB Khe Sanh về Mai Lộc. Sau đó chở vài toán khác về Cam Lộ. Tôi bay hoa tiêu phó cho Ðại úy An, flight leader. Chiếc số 2 do đại úy Vinh lái. Lúc bấy giờ hệ thống radio của các chiếc H-34 rất hay trục trặc. Anh An gọi máy bảo anh Vinh sau khi bỏ hàng xuống Cam Lộ thì bay về Ðông Hà đổ xăng, chúng tôi đi trước; bên kia trả lời nghe hiểu. Nhưng chúng tôi tới Ðông Hà đổ xăng xong chờ mãi chẳng thấy chiếc số 2 đâu cả. Anh An bèn gọi:
- Vinh ơi, mày nghe tao không?
- Tao nghe đây.
- Tại sao mày không đi đổ xăng?
- Tao đang ở Cam Lộ đây!
- Tao hỏi... tại... sao... mày không đi đổ xăng?
- Thì tao đang ở Cam Lộ đây!
Anh An điên tiết lên:
- Cam... cam... cái con... bú zù!
- OK! OK!
Lúc đó tôi chịu hết nổi ôm bụng cười muốn sặc luôn.
Trong một tháng bị buộc phải học chính trị và được phép tự do phát biểu ý kiến, tôi và đại úy Tâm của sư đoàn I thay nhau quay tên thượng úy giáo viên làm hắn cứng cả họng. Lúc còn bị thẩm vấn ở Hà nội, tôi hiên ngang tuyên bố với lũ ăn cướp rằng tôi thà làm thằng lính quèn miền Nam chứ không thèm làm chủ tịch miền Bắc. Tại sao hả? Ở miền Nam chúng tôi có tự do hạnh phúc, no đủ, và ít phải nghe nói dối. – Bây giờ sau khi hết đợt học chính trị, chúng lôi tôi ra sỉ vả không tiếc lời. Nào là “chỉ đáng làm giun dế, người ta mặc bí tất, mang giày vào, zi... zi... zi dưới chân cho bõ ghét!”
Chúa Nhật 16 tháng Tư, 1972, tám mươi hai sĩ quan tù binh của cả trại bị dồn lên một đoàn xe môlôtôva phủ bạt kín mít cột đầy cành lá ngụy trang. Ðoàn xe chuyển bánh đi đâu không biết. Các bạn ở bên dãy đám đông bị dồn ngồi chật như hộp cá mòi. Vì bị cho là bướng bỉnh và có tư tưởng phản động nguy hiểm, nên tôi và đại úy Tâm, từ lâu nay vẫn ở bên dãy xà lim, “bị” cho ngồi một xe riêng đi với nhà bếp hậu cần, có ghế đẩu ngồi đàng hoàng thật là rộng rãi thoải mái. Dĩ nhiên một tay của mỗi đứa bị còng vào khung xe.
Ðoàn xe đang chạy qua thị trấn Sơn Tây thì con gà mái nhốt trong bu (lồng) treo dưới gầm xe hậu cần của tôi xổng rớt xuống đường chạy tuốt vào sâu trong xóm nhà. Cả đoàn xe dừng lại để đám cai tù rượt bắt con gà cho bằng được. Khoảng 20 phút sau, chúng tóm được con gà, nhốt vào bu cẩn thận, rồi đoàn xe lại lăn bánh.
Vừa đến ven Hà Nội, sát Vườn Bách Thảo, tiếng súng phòng không nổ vang, còi hụ báo động máy bay Mỹ. Dân chạy tán loạn tìm hố trốn bom. Ðoàn xe tấp vào lề đường đậu dưới tán lá các cây lim xà cừ. Lính áp tải đứng xuống đường, nhưng đoàn tù được lệnh ngồi yên trên xe để không người dân nào được biết đó là đoàn xe chở tù binh chuyển trại. Có tiếng hỏa tiễn Sam bay lên vèo vèo, tiếng đại bác phòng không nổ ran khắp nơi. Nhìn lên khung trời, đoàn tù binh sung sướng thấy 6 chiếc F4 của các bạn mình tung hoành như chỗ không người. Xong rồi lại còn lắc cánh lật bụng chọc quê trước khi bay đi.
Tiếng còi hụ báo yên vang lên, đoàn xe tiếp tục lên đường qua cầu Long Biên. Khoảng 20 phút sau thì tới khu vực bị đánh bom ở kho xăng chiến lược Gia Lâm. Tôi quan sát cảnh bị bom tàn phá: chẳng có chiếc xe nào dù đậu trong bãi hay di chuyển ngoài lộ mà còn nguyên vẹn. Tất cả đều bị trúng bom, hoặc phi đạn hoặc đạn 20 ly. Tôi nhìn xem và ghi nhận vào ký ức tất cả các hình ảnh mình thấy được nhưng ít khi suy nghĩ gì về kinh nghiệm đó, chỉ khoái chí nhìn “kẻ gian mắc nạn.”
Ðoàn xe đi qua Bắc Ninh rồi Bắc Giang, nghe đài nói dối Việt Nam khoác lác đã hạ được 16 máy bay Mỹ. Ô hô! Chính mắt chúng tôi thấy chẳng có chiếc nào bị rơi cả. Lén nhìn mấy trụ cây số, tôi biết mình đang bị đưa lên phía Lạng Sơn. Dọc đường có cảnh tượng rất lạ: Cứ một khoảng xa xa lại thấy một nhóm vài chục cô gái ngồi trên bờ dốc lề đường thành hai hoặc ba hàng ngang, cùng hướng về một phía. Tất cả đều mặc y phục đen, đầu chít khăn mỏ quạ cũng đen. Tôi tò mò hỏi tên lính áp tải, chỉ được nó cho biết đó là người Nùng. Còn tại sao ra ngoài đường ngồi như thế thì nó giữ kín, làm như chuyện bí mật quân sự không bằng. Sau nầy đọc sách mới biết đó là ngày hội của người Nùng. Các cô ra ngoài ngồi hát hò đối đáp.
Ðang khi lên đèo Lạng Sơn thì chiếc xe hậu cần tôi đang ngồi, chạy sau chót, bỗng hư hộp số. Nhóm xe đi trước vẫn tiếp tục hành trình. Xe chúng tôi bị bỏ lại chờ cứu viện. Có một chiếc xe quân sự nhỏ kiểu xe jeep chạy đến cũng dừng lại. Hai tên tài xế hì hục giúp nhau sửa chữa. Tên thiếu tá ngồi xe nhỏ, trong lúc chờ đợi, đi đi lại lại tay cầm một radio transistor, mặc dù hắn mở âm lượng lớn hết cỡ nghe oang oang cả khu rừng mà vẫn đưa lên gần tai để nghe, thật ra hắn muốn khoe cái đài đắt tiền! Bản tin chiều tối hôm đó khoe oăng oẳng rằng cờ máu của địch đã tung bay trên nóc chợ thị xã An Lộc. Cảnh rừng trên đèo trong buổi chiều tà đã buồn hiu hắt; bản tin càng làm người tù buồn thêm. Ðã thất thủ Dakto, căn cứ Carol ở Quảng Trị đầu hàng. Quân thù đang bao vây Ái Tử, Hôm nay tới phiên Bình Long! Bao giờ? Ðến bao giờ quân ta mới phản công?
Xe sửa xong khục khặc chạy trong bóng đêm. Tôi nghe cô đơn và buồn vô hạn. Chẳng phải vì số phận mình, nhưng vì những trận đánh mà quân ta thất thế. Trong đêm đen mịt mùng, tôi chẳng biết xe chạy đi đâu; đã qua khỏi Lạng Sơn và Ðồng Ðăng từ lâu rồi. Khoảng khuya, xe rời quốc lộ rẽ vào đường nhánh. Chưa thấy con đường lót đá nào nhồi xóc đến như vậy. Hơn nửa giờ sau mới tới nơi. Tay ôm bó chiếu, tay xách thùng kẽm làm bô đi cầu, bước thấp bước cao theo ánh đèn pin loang loáng dẫn đường bước vào một nhà đá tối thui, qua một khoảng sân nhỏ lá khô phủ ngập mắt cá, tôi bị đưa vào một xà lim nhỏ, rồi cửa đóng lại tối đen. Mò mẫm trải được chiếc chiếu, tôi lăn ra ngủ mê mệt.
Trại tù binh Ðông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, nằm gọn trong một hẻm núi hẹp giữa hai vách núi đá có cây cổ thụ mọc đầy. Cảnh đã hoang vu, tiếng chim lạ kêu vang vọng trong hẻm núi thấy càng hoang dã thêm. Sáng được ra ngoài rửa mặt, tôi quan sát khu xà lim mình ở. Ðó là một tòa nhà xây bằng đá tảng, vách dầy nửa thước. Trong nhà có 8 cái xà lim nhỏ biệt lập với nhau, vách nào cũng dầy nửa thước. Cửa xà lim thì làm bằng gỗ cây nghiến vừa nặng vừa rắn như đá. Ðến giờ cơm trưa, thấy mấy bạn làm bếp bưng phần cơm tới, tôi thấy yên lòng. Như vậy chúng tôi vẫn còn ở chung một trại. Họ thấy lại tôi, nét mừng rỡ hiện rõ trên mặt. Ðây đúng là vùng đất độc. Rắn rết bò lung tung. Con rết nào cũng dài hơn gang tay chạy nhanh như biến.
Các bạn trong đám đông phải đi dọn vệ sinh nhổ cỏ cho khu trại bỏ trống từ lâu nầy. Trên vách chòi canh có đúc số bằng xi măng ghi năm xây trại là 1969. Bị náo động, lũ rết chạy tán loạn, quân ta săn lùng bắt nướng ăn làm thuốc. Tôi và anh Tâm bị nhốt riêng không cho tiếp xúc với ai. Buồn vì chẳng có việc gì làm, chúng tôi bắt kiến bự thả vào lưới nhền nhện để xem những trận ‘kiến đen đại chiến nhền nhện tinh.’ Thời gian ở đó, ngày đêm tôi vẫn kiên nhẫn cầu xin Thiên Chúa một quyển Thánh Kinh. Nghĩ rằng mình sẽ không sống lâu vì tụi Việt Cộng đã dọa đem ra xử tử vì “tư tưởng lúc nào cũng phản động!” Tôi rất cần biết con đường giải thoát.
Chỉ một tháng sau, chúng tôi lại được lệnh lên xe chuyển trại. Lần nầy về ở tạm tại cổ thành Lạng Sơn. Hễ có còi báo động phải chạy xuống hầm tránh bom. Ở có một tuần mà ngày nào cũng phải chạy vài lần. Tên đại tá thẩm vấn tôi suốt một tuần vào năm trước lại xuất hiện và gọi tôi lên làm việc tiếp. Lần nầy hắn nói rõ là tôi không còn được phép cãi lý; chỉ được chọn một trong hai điều kiện: Một là hàng phục và cộng tác tuyên truyền cho chúng, hai là rục xương; tôi có một đêm để suy nghĩ. Tôi nói với hắn rằng tôi không cần suy nghĩ gì hết. Tôi chấp nhận rục xương. Hắn thở dài và nói: Thôi, thế là hết. Rồi leo lên môtô ba bánh trở về Hà Nội.
Ngày 19 tháng 5, 1972, chúng tôi được chuyển đi ngược lên Thất Khê. Tất cả vào ở tạm trong một nhà kho hợp tác xã nông nghiệp. Lần đầu tiên được ở chung với anh em thật là vui. Ngày hôm sau thêm vài chục mạng bị bắt ở trận Ðông Hà Ái Tử được đưa tới nhập chung với chúng tôi. Thôi thì đủ thứ chuyện kể cười ra nước mắt vì đám cán binh Việt Cộng trẻ tuổi ngây ngô dốt nát lại hay nói phét. Tôi được thoải mái nói chuyện với Khánh, On, và anh Long.
Ngày vui không lâu, sau 12 ngày ở chung, chúng tôi bị chuyển tới 1 trại mới cất bằng cây vầu, mái lợp bằng giấy dầu liên xô, nằm trên một sườn đồi sát bên sông Kỳ Cùng. Tôi lại bị nhốt riêng và cấm không được tiếp xúc với ai cả. Các dấu hiệu bại xuội đã manh nha tại cổ thành Lạng Sơn bây giờ thêm trầm trọng. Nhiều ngày tôi không bước đi được. Những bắp thịt không có chút sức lực nào để làm theo lệnh của bộ não. Tình hình cứ kéo dài như vậy. Trong lúc ấy, những anh em bị bắt ở các mặt trận Tây Nguyên và Quảng Trị lại tiếp tục được đưa tới. Nhân số của trại tù binh sĩ quan lúc nầy hình như là 238 người. Tôi và anh Tâm vẫn tiếp tục bị cách ly. Mùa đông, Hà nội và Hải Phòng bị B-52 đánh cho tơi tả. Mấy cậu cán hung hăng ngày nào từ Hà nội chạy lên trại mặt mày thiểu não thất sắc.
Người trại trưởng mới đổi tới có nước da ngăm đen và đi xem xét khắp nơi. Ông ta vào thăm tôi và hỏi tình hình sức khỏe. Tôi nghĩ bụng, mấy thằng cha nầy khéo vờ vịt, trước khi xuống gặp tôi chắc hắn đã nghiên cứu kỹ hồ sơ về tôi rồi chứ lỵ. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ thái độ rất lịch sự của người văn minh. Ông ta bảo rằng việc không chữa bệnh bại xuội cho tôi là sai. Ông sẽ ra lệnh cho y tá phải chăm sóc tôi và cho phép tôi được đi dạo quanh trại và xuống sông Kỳ Cùng bơi lội để phục hồi gân cốt. Tôi hơi lấy làm lạ với thái độ thân thiện nầy.
Tết năm 1973 được tổ chức tưng bừng lắm, vì hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh đã ký kết. Tù binh hai bên sẽ được trao trả cho nhau. Mỗi buổi sáng trong sương sớm, tôi ngắm những cành hoa mơ trắng muốt mờ mờ trong sương trên bản làng phía triền đồi đối diện bên kia mấy khoảng ruộng; nhớ vô cùng những đóa mai vàng và không khí rộn ràng của mùa xuân đất tự do. Nghe nói hòa bình đấy, nhưng vẫn còn thân cá chậu chim lồng, vui làm sao được.
Tôi bị gọi đi làm việc, lên gặp một người có nét mặt dễ mến cỡ trạc tuổi tôi. Anh ta nói rằng anh chẳng phải là cán bộ thẩm vấn. Anh là đảng viên và là một nhà văn. Bố của anh là mục sư tại Hội Thánh Tin Lành Hà nội. Tổng cục chính trị quân đội gửi anh lên để thuyết phục tôi đừng chống đối nữa. Theo lời anh nói, “họ nghĩ rằng con của mục sư chắc dễ thuyết phục con một mục sư khác.” Trước khi ra về anh hỏi tôi có cần gì không. Tôi nói tôi chỉ cần một quyển Kinh Thánh. Anh e ngại ra mặt và nói rằng “Cái đó chắc không được đâu, khó lắm! Nhưng tôi sẽ chuyển lời yêu cầu của anh cho họ. Biết đâu!”
Hơn tuần sau tất cả chúng tôi được chuyển về miền xuôi. Cảnh bom đạn tàn phá thật là kinh khủng. Từ Bắc Ninh xuống tới Gia Lâm chỉ còn là bình địa! Chúng tôi bị chia ra làm hai nhóm. Nhóm Hạ Lào ở tạm tại làng Thanh Thủy cạnh chùa Phú Thụ, huyện Thạch Thất, Hà Ðông. Nhóm bị bắt trong nội địa tạm trú bên làng Ðại Ðồng cách Thanh Thủy khoảng 2 cây số. Cả hai làng đều nằm bên bờ sông Tích. Tôi đi xem xét khu chùa, nhìn cảnh vật chung quanh, quan sát tấm bia đá đặc chữ nho nằm nghiêng nghiêng ở cổng chùa. Những hình ảnh, cảnh vật nầy tôi đã thấy rõ ràng trong một giấc ngủ trưa hè ở Thất Khê, kể cả địa danh Phú Thụ. Tôi còn nhớ như in lời người hướng dẫn trong giấc chiêm bao rằng khu vực nầy được xây vào đời vua Lê Cung Tôn. Cái tên lạ hoắc, chưa bao giờ thấy trong sử ký. Tôi mượn bộ Ðại Việt Sử Ký để tra thì quả thật có ông vua nầy vào thời Lê mạt, chỉ làm vua được vài tháng. Tôi suy nghĩ rất nhiều nhưng không tìm ra lời giải đáp.
Ở được vài tuần, tôi bị gọi lên gặp trại trưởng làm việc. Vào trong nhà, ông không có vẻ thân thiện như mọi lần. Ông hỏi về tình hình trong trại. Tôi nhìn quanh chưa trả lời, chợt thấy trên nóc tủ chè một quyển Thánh Kinh mới tinh. Tôi không trả lời câu ông hỏi mà hỏi ngược lại: “Quyển Thánh Kinh đó của tôi phải không?” Ông trả lời: “Ðúng vậy! Tổng cục chính trị quân đội nhân dân gửi xuống tặng anh.” À thì ra gọi tôi làm việc là vì vụ nầy.
“Mặc dù lệnh trên bảo đưa cho anh. Nhưng nếu anh chịu tuân theo hai điều kiện thì anh mới được nhận. Thứ nhất, anh không được giảng đạo. Thứ hai, anh không được đọc to!”
“Vâng, tôi chấp nhận cả hai điều kiện ấy.”
Ôi, quyển Thánh Kinh trong ước mơ bây giờ đã nằm trong tay tôi. Tôi được tự do giữ và xem tùy ý. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam có chuyện nầy xảy ra. Ðúng là Thiên Chúa mà nhiều người gọi là ông Trời, quả đang hiện hữu, và Ngài đúng là toàn năng. Con tạ ơn Ngài.
Cầm quyển Thánh Kinh về lán ở, mọi người đều trố mắt ngạc nhiên. Tôi thầm nghĩ: “được quyển Thánh Kinh thật là quý nhưng hơi vô duyên. Chỉ mấy hôm nữa là được trao trả về Nam rồi, quyển nầy chỉ ích lợi được vài bữa.” Cả tôi và mọi người đều nghĩ rằng có lẽ đây chỉ là đòn tuyên truyền của bọn Việt Cộng. Ðược trao trả mà không đem về thì mắc tội với Chúa, mà đem về thì rắc rối biết bao!
Không ai biết rằng tôi sẽ phải tiếp tục ở tù thêm 12 năm nữa, và cái tổng cục chính trị đó cũng không nghĩ rằng họ sẽ nhốt tôi thêm mười hai năm nữa. (Cho tới cuối năm 1978, khi tôi bị cái đói hành hạ dai dẳng ở trại cải tạo Nam Hà. Một đêm tôi nằm trách móc Chúa tại sao Ngài để cho tôi bị đói như thế nầy, bỗng cuốn phim ký ức về con gà mái xổng khỏi lồng làm trì hoãn đoàn xe chở tù binh vào ngày 16 tháng 4, 1972, diễn ra rõ mồn một trong trí. Có tiếng hỏi rất nhỏ nhẹ vang trong đầu “Nếu ngày ấy Ta không tháo cho con gà xổng ra ngoài, trì hoãn đoàn xe để cứu cả đoàn khỏi bị máy bay bắn cháy, liệu ngày nay con còn sống sót để nằm đó trách móc Ta chăng?” Một tuần sau tôi bỗng “bị” điều động sang đội nấu bếp mới thành lập).
Chuyện đời tù của tôi quá dài không thể kể hết trong một bài viết ngắn. Sau khi không được trao trả cho Việt Nam Cộng Hòa, nhóm tù binh Hạ Lào chúng tôi bị đưa ngược lên vùng trung du Bất Bạt rồi Yên Bái. Tôi tiếp tục bị nhốt riêng vì ở Bất Bạt tôi dám tổ chức tuyệt thực và tập họp cả trại hát vang những bài quân hành để kỷ niệm ngày quân lực 19 tháng 6, 1973. Trong những ngày phải đi rừng đốn gỗ, chặt nứa, chặt chổm, của hai năm 73 và 74, biết bao ký ức của thời quân trường, thời du học các trường bay ở Mỹ cuồn cuộn kéo về trong tâm khảm. Mỗi đêm nhìn các đóm đèn lập loè của xóm nhà dân cất dài theo chân núi bên kia ruộng, nhớ sao hàng đèn phi đạo của những chuyến bay đêm.
Nhìn đàn chim bay phía đỉnh núi xa, nhắc nhớ những vùng trời quê hương tôi đã bay qua. Ôi quê hương ra sao bây giờ? Trên đất Bắc dong chân qua những miền đất lạ, người xử người dã man nghiệt ngã. Bọn cáo chồn lộ nguyên hình tàn độc, bỉ ổi, và man trá. Quyển Thánh Kinh, cái gai trong mắt tụi coi trại, là nguồn an ủi vô biên của người tù binh trong những ngày gian khổ.
Nhóm tù binh 7 người chúng tôi bị cách ly khỏi đám đông từ tháng 7 năm 1973 vì tội sách động toàn trại không tuân lệnh đi lao động, và bị đưa vào ở một chỗ riêng cách trại chính hơn một cây số. Khoảng gần cuối năm đó, ngày nào đi lao động hái trà cũng phải đi ngang qua cái nhà của tụi chỉ huy trại. Chúng trương một tấm bảng đen giữa sân, mỗi ngày lấy phấn trắng vẽ mặt trận tiến quân của Ai cập đánh Do thái. Ðài phát thanh thì oăng oẳng hí hửng từng giờ loan tin chiến thắng của Ai cập. Ðược đâu vài bữa huênh hoang, bỗng cái bảng đen biến mất, và bản tin về chiến sự vùng Trung đông cũng đột ngột im re. Chắc là ‘phe ta’ thua to rồi!
Một ngày Tháng Sáu 1974, chúng tôi được tin 4 anh trong đám đông đã vượt ngục. Ôi! Vui chi kể xiết, dù chúng tôi bị gò bó nhiều hơn. Tụi Việt Cộng gửi tới Yên Bái một sư đoàn tập trận để lùng bắt cho bằng được những người tù binh đã bỏ trốn. Ba tuần trôi qua, bóng các anh vẫn biệt mù tăm cá, tôi hứng chí làm bài thơ “Tiếng Rừng Xôn Xao” (với bút hiệu Phù Vân) tặng các bạn mình. Nói làm sao hết nỗi tự hào của các chiến sĩ Cộng Hòa hiên ngang bất khuất. Niềm tin càng ngày càng vững trong gian lao, dù ngày về quê hương vẫn còn xa mờ mịt.
Từ ngày được tin Phước Long, rồi Ban Mê Thuột thất thủ, tôi xem những lời tiên tri trong Thánh Kinh Cựu Ước và biết rằng Miền Nam sẽ sụp đổ, mấy tháng liền nước mắt khóc quê hương cứ ràn rụa thâu canh. Ngày 11 tháng 4, 1975, tôi bị đưa về tạm giam tại nhà tù Hỏa Lò. Ngày 25 tháng 4 bị đưa trở lại Ðông khê, Cao Bằng. Trại giam năm xưa bây giờ trở thành trại kỷ luật. Tôi gặp lại 4 anh vượt ngục đã bị bắt lại và bị đưa lên đây trừng trị từ nhiều tháng trước. Bốn chục thằng Việt Cộng lo trông coi và hành hạ chỉ có 11 người tù binh. Ôi! Buồn không chi tả xiết! Rồi Sài Gòn thất thủ, niềm hi vọng lâu nay bám víu cũng trôi xa. Tôi tưởng chừng lòng mình đã thành chai đá. Nước mắt không còn để khóc. Quyển Thánh Kinh bị tịch thu vì là trại kỷ luật. Bị giam riêng một mình ở tòa nhà đá trên đầu dốc, tôi chỉ còn là cái xác không hồn.
Cuối năm 1975, chúng tôi được cho phép viết thư về nhà lần đầu tiên. Tôi quyết định không viết. Có lẽ gia đình tôi chẳng còn ai. Còn vợ tôi, nếu nàng đã đi bước nữa mà nhận thư tôi chỉ khiến nàng thêm bẽ bàng. Thôi, tôi tự xem mình như đã chết. Và tôi cũng muốn gia đình tôi đừng biết tin tôi còn sống. Tôi sẽ ở tù không có ngày ra. Bọn Việt Cộng đã tuyên bố vậy. Báo tin tôi còn sống chỉ làm người thân đau khổ thêm một lần nữa, ích lợi gì! Nhưng thiếu úy Chờ, người bạn cưa xẻ với tôi, theo tôi năn nỉ khuyên nhủ suốt mấy ngày. Ðể làm vừa lòng bạn, tôi viết qua quít một thư cho mẹ tôi, mà tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ tới, vì có lẽ mẹ và các em tôi đã được đưa đi Mỹ rồi.
Mùa Ðông năm ấy rét chưa từng thấy. Ban ngày nhiệt độ trung bình là 2 độ C. Ban đêm 5, 6 độ âm. Vẫn phải lao động, cưa gỗ, đẵn củi, đập đá, đắp đường. Bụng lúc nào cũng đói, cái đói triền miên hành hạ không nguôi. Nếu không có bãi cỏ hắc âu làm thuốc, có lẽ tất cả chúng tôi đã gục ngã vì bệnh thấp khớp sưng đầu gối. Rau dấp cá mọc hoang trở thành nguồn lương thực cứu đói chủ yếu của chúng tôi. Cỏ gì xực được là bứt. Tôi lại vận dụng trí não làm một bài thơ tựa đề là ‘Mùa Ðông Thạch An;’ thuộc nằm lòng chứ không bao giờ ngu dại viết ra giấy.
Khoảng ba tháng sau, nhằm Mùa Xuân, một buổi trưa rất bất ngờ, thằng cai tù tên là Tòng đem đưa cho tôi thư nhà gửi ra, thật dầy. Tôi rất bình thản mở thư ra xem. Trong thư có rất nhiều ảnh chụp. Tấm hình màu nằm trên cùng là ảnh hai đứa con gái của tôi khoảng 4, 5 tuổi. Ôi! chúng xinh đẹp và dễ thương làm sao. Tôi chợt òa khóc không thể nào ngưng. Bao nhiêu nước mắt và nỗi lòng thương nhớ bị đè nén từ lâu đầy ngập trong linh hồn, nay tràn ra như nước vỡ bờ. Một mình giữa xà lim vắng lặng, tôi nghe tiếng khóc hu hu của mình trộn lẫn tiếng nấc. Khi thấy lại hình ảnh của những người thân yêu nhất, mọi cảm xúc bỗng bừng sống dậy, dạt dào... Từng lời thư yêu thương của vợ làm tôi quá hối hận vì đã nghi ngờ lòng chung thủy của nàng. Ôi em! Ôi hai con! Vâng, sẽ có ngày... sẽ có ngày tôi được gặp lại người xưa.
Tháng 6 năm 1976, tôi được trả lại quyển Thánh Kinh, được ra khỏi trại kỷ luật và bị đưa đi trại Sơn La vùng Tây Bắc. Chẳng phải vì chúng tôi đã mãn hạn, nhưng vì bọn Việt Cộng dùng trại Ðông Khê để trừng trị những người chiêu hồi bị chúng tóm lại được. Ở Sơn La lao động quần quật hai năm rưỡi, lội khắp các cánh rừng vùng bản Mường Thải, bản Chịu, rồi bị đưa về trại Ba Sao Nam Hà ở ba năm rưỡi nữa. Sau đó chuyển về trại Z30C Hàm Tân ở thêm hai năm 7 tháng. Suốt thời gian ấy, tôi được báo trước trong những giấc mơ đủ thứ chuyện sẽ xảy ra, thì đều diễn ra y hệt như lời tôi đã thuật lại cho các bạn cùng phòng. Đa số chuyện tôi thấy trong các giấc mơ đã xảy ra trong vòng 2 tuần tới 1 tháng. Có một giấc mơ đúng một năm sau mới diễn ra từng chi tiết như tôi đã thấy về việc mình được chuyển trại về Miền Nam. Trong gần 14 năm trôi nổi gian truân và cả sau nầy, bàn tay bảo vệ và gìn giữ của Thiên Chúa vẫn theo tôi không bao giờ rời xa. Ôi, Thiên Chúa đầy yêu thương đã đoái đến một con chiên ghẻ bướng bỉnh.
Không món quà nào trong thời khổ đau quý hơn món quà quyền phép giúp tôi biết mình luôn được bảo hộ, được chỉ dẫn cho biết con đường chân lý. Suy gẫm về những ngày gian khổ đó, tôi luôn biết ơn Ðấng đã che chở bảo vệ tôi, thậm chí một cái tát cũng đã không xảy ra, mặc dù tôi là người tù bị bọn Việt Cộng ghét nhất trại. Có lẽ tôi là người duy nhất thuộc khóa 65 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã trải qua những kinh nghiệm như đã kể. Có người bạn như vậy kể cũng “hãnh riện” lắm chứ, phải không các bạn!
Chung Tử Bửu
Thieu Uy Nguyen Ngoc A DCT 71 (San Antonio Texas)
Ban Tu voi Chung Tu Buu
O.C. 22.6.2011 10:00 AM
Ban Tu voi Chung Tu Buu
O.C. 22.6.2011 10:00 AM
Quảng đời đã qua.
Haǹh–trình về Yên-baí.
Đâù năm 75 nhoḿ chunǵ tôi 9 người cùng bi ̣ giam chung từ đầu năm 73 trong nhưn̉g trại tù ở Nghệ-an Hà-tin̉h. Bắt đầu chuyến hành triǹh về Yên-baí. Bị dưṇg dậy giửa đêm, chunǵ tôi được lênḥ phải mang tất cả tư- trang để kiểm tra, và khi thâý xe tơi, mơí biêt́ là chỉ bọn tôi phảỉ bị chuỷên trại’. Vâỵ là họ đả quyết điṇh caćh ly chuńg tôi vơí hơn 200 anh em hạ sỷ-quan và binh sỷ đả gắn bó cuǹg nhau hai năm qua, vơí quá nhiều kỷ niệm thân-aí mà đến hôm nay tôi vẩn còn ghi đậm trong loǹg. Cung̀ chuyến đi nầy có anh Phońg một sỷ-quan ngươì sắc-tộc ở bên trại hàng̣-binh .
Xe ngưǹg lại trước môṭ rap̣ chiếu bońg nhỏ ở Hà-nôị , vì biết sẽ phải chờ lâu để anh cán bộ vaò Cuc̣ quân- phaṕ trinh giâý tờ, hai anh bộ đội ngôì chắn trên xe xuônǵ đi hut́ thuôć . Nên chuńg tôi được dịp hỏỉ chuyêṇ thỏai maí hơn để biết thêm về ngươì anh em đôǹg hành vơí mình và vì caćh ph́at âm tiếng kinh của anh nghe không rỏ lắm nên chúng tôi phải nóí lớn hơn, đôi khi hiểu lầm phai ̉ nhờ anh lập lại nhiều lần. nhờ thế mà chuńg tôi được nhửng trận cười rôm rả. Chợt có một chị bán haǹg rong tay đang bưng một caí rê đựng̣ linh- tinh nào thuốc ĺa, kẹo, banh́.. lại nhìn lên xe,gương măt đâỳ vẻ ngạc nhiên.
Xe ngưǹg lại trước môṭ rap̣ chiếu bońg nhỏ ở Hà-nôị , vì biết sẽ phải chờ lâu để anh cán bộ vaò Cuc̣ quân- phaṕ trinh giâý tờ, hai anh bộ đội ngôì chắn trên xe xuônǵ đi hut́ thuôć . Nên chuńg tôi được dịp hỏỉ chuyêṇ thỏai maí hơn để biết thêm về ngươì anh em đôǹg hành vơí mình và vì caćh ph́at âm tiếng kinh của anh nghe không rỏ lắm nên chúng tôi phải nóí lớn hơn, đôi khi hiểu lầm phai ̉ nhờ anh lập lại nhiều lần. nhờ thế mà chuńg tôi được nhửng trận cười rôm rả. Chợt có một chị bán haǹg rong tay đang bưng một caí rê đựng̣ linh- tinh nào thuốc ĺa, kẹo, banh́.. lại nhìn lên xe,gương măt đâỳ vẻ ngạc nhiên.
Các bać ngươì đâu thế, sao thế này ? Thấy chị cử chỉ vui-vẻ thân thiện và vì ngồi ngoài bià, nên tôi vui miệng trả lơì ‘dạ chunǵ tôi dân Saì-gòn , đanh́ giặt dỡ nên bị băt́ ra đây ạ
‘ Chị xoay qua nói với nhưn̉g người bán hàng rong khać đang tò mò theo dỏi cuộc đôí thoaị vơí chunǵ tôi .
‘ Chị xoay qua nói với nhưn̉g người bán hàng rong khać đang tò mò theo dỏi cuộc đôí thoaị vơí chunǵ tôi .
Chị lớn tiếng hơn ‘’ các bác này là bộ đôị Saì-goǹ , bi băt tù ra đây ‘’ đấy. Thế là chuńg tôi bị neḿ .......Thuốc lá, bańh kẹo, nhưñg nụ cười thân aí trên những gương măṭ xa lạ nhưng tửơng chưǹg như quen biết tự thủơ nào.
Thấy tiǹh thế đó hai anh vệ binh chạy lại yêu cầu mọi ngươì đi nơi khać Một bà chỉ vào anh vệ-binh baõ chuńg tôi, ‘các đôǹg- chí’ đưǹg sợ chúng nó nhé .
Thấy không trị nôỉ ̉ mấy bà này, hai anh vệ binh bèn leo lên xe kéo ngang tấm bạc chắn kín chúng tôi. Chợt nghe tiêńg anh Phońg ‘’chân lý mà lại che màn à’. Chúng tôi nhìn anh ta chưn-hưñg Anh Công cươì phát biểu .’’ không ngờ hắn nói tiếng ngọai-quốc ra phết đấy chứ.’’ Chuyến đi nhờ thế củng đở buồn. Đêm đó chúng tôi ngủ qua đêm ở khách-sạn ‘hillton’’hoả-lò . Hôm sau tiếp-tuc kết thúc đoạn cuối cuả chuyến haǹh trình lên Yên-baí nơi sử Viêṭ ghi danh 12 vị anh huǹg dân-tôc đả hy-sinh vì độc lập và chủ quyên ̀của nước nhà mà hiện giờ là nơi giam giử nhưng̉ sỷ-quan sa cơ trong trận hạ-laò ‘lam-sơn 719’.
Nhóm 9 ngươì: a.Công, Tuân, Long và Hoàng : thuôc̣ đ/đ 2 t/đ 2 T.Q.L.C bị băt́ cùng voi tât́ cả hạ sỷ quan và binh-sỉ khi chấp –hành lênḥ ngưng băń ở cửa-viêṭ. a.Triêụ:nhaỷ dù . a .Ngọc : phi-doan 219 , a .Văn :phi-doan 233 , a .Quan và tôi :toán 719 sở công-tać.
Nhóm 9 ngươì: a.Công, Tuân, Long và Hoàng : thuôc̣ đ/đ 2 t/đ 2 T.Q.L.C bị băt́ cùng voi tât́ cả hạ sỷ quan và binh-sỉ khi chấp –hành lênḥ ngưng băń ở cửa-viêṭ. a.Triêụ:nhaỷ dù . a .Ngọc : phi-doan 219 , a .Văn :phi-doan 233 , a .Quan và tôi :toán 719 sở công-tać.
l .niềm tin -tưởng mảnh -liệt cuả chúng tôi, phút -chốc bổng tan- tành : được mắt thấy tai nghe, được tiếp -xúc với nhửng bộ -đôị áp tải. trên đoạn đươǹg trươǹg- sơn ra bắc, được tâm -sự với người dân miền -băc. nhờ đó mà chúng tôi trả lời cùng họ rằng , các anh không thể nào thắng được miền- nam. và khi ra đến trại Nghệ- an, gặp cán- bộ trung-ương về làm viêc . họ bảo chuńg tôi răǹg : các anh có hai đường để lựa chọn : một là công- nhận miền bắc có chính- nghiả, thì sẻ được cải qua diện hàng binh, được thăng môṭ cấp và về Hà-nôị ở. họ có nhăć tới trươǹg hợp a. Đính được thăng lên thượng-tá. Và về quê trong vinh quang khi miền nam được hoàn toàn giải-phońg. tụi tôi hay nói giởn là. nếu cho vô laị miền -nam đánh nhau , thì tụi tui chiụ .anh cán-bộ bảo là không có chińh saćh đó. còn băng̀ không thì tiếp tục làm tù binh và chỉ được về là chờ khi hai bên trao đổi . thâý đám chúng tôi độc thân nên điều kiện được tăng thêm: ngoài ra được lấy vợ sinh viên và ở nhà có điện. Khi được hỏi tại vì sao tôi vẩn giử quyết điṇh là tù-binh tôi trả lời với anh cán bộ rằng: trước hết tôi muốn anh hiểu răǹg, dù là sỷ quan. nhưng gia-nhập quân- đội không phải điều tôi muốn và chọn, tôi đả và đang không có một lý tươn̉g nào, trong cuộc nội chiến nầy. cho đến khi, ra đến đây, được tiếp xúc trực-tiếp xả hội miền bắc. giửa hai cái tệ thì miền- bắc tệ hơn, tôi xin so sanh́ ở miền nam chúng tôi, người trẻ và dân chúng goị người Mỷ là thằng Mỷ, còn nhửng người khác vì lich- sự goị là ngươì Mỷ. mọi người điều biết là Mỷ đang lâń lướt mình nhưng tin rằng một ngày nào đó miǹh sẻ đủ manḥ để tự lo. Còn ngoài này mọi ngươi từ trên xuôńg dưới đều gọi là ông ô. Liên- sô, ông Trung-quốc... và tin -tươn̉g , tôn thờ ḥo. thứ đến là chính- sách ngu -dân để tri ̣ cả viên chức, cán bộ cung̉ được học và dạy nhưn̉g điều không thật.. v.v.. có thể nói caćh khác là chính các anh đã trang bị lý- tươn̉g tự- do cho tôi và đó là vì sao tôi chọn làm tù- binh .
2- phản bội lại niềm tin- tươn̉g ḥoaì -vọng̣ của đại đa số dân miền băć. Dân miền- băć hăǹg hoài-voṇg rằng miền- nam sẽ thănǵ và giải phońg cả nước. chúng ta đả làm tiêu- tan niềm hy -vong cuả họ, có lẽ lúc đó tôi quá bi quan kh́i nghỉ rằng một màn đen ảm-đạm đang từ từ phủ xuống miền nam. tôi củng có cảm nghỉ rằng nêú một trong nhửng người tù-binh có quyết điṇh tự tử khi nghe d-v-m ra lệnh đâù- hàng chắc là có nhiều anh em hươn̉g- ưńg và trong số đó có tôi. Tuyệt-vọng, bi-quan, mất điṇh- hướng...còn gì nặng hơn. Sau ngày Đà năn̉g mất, thì trại đưa nhóm chunǵ tôi ra biên- chế. tôi được phân công về tổ chè, khi từ gỉả, bác sáu có chỉ nhà bác ở saì- gòn và nhờ tôi nếu về được nhớ ghé cho bác gái hay là bać vẩn khoẻ. Gần hai năm sau tôi được về .tôi đả đến và gặp bác gai ́.bác đả goị mấy cô con gaí bác ra chào. chú nầy ở tù vơí ba mâý con ngoài bắc về. Vài hôm sau ,vào một buổi sańg sớm trên đươǹg từ bà -queọ đạp c̣ôc cac̣h đèo cô nọ về phố. thấy môṭ cháu quét trước sân,đang dương mắt nh́̀in . có vẻ ngạc nhiên, làm sao mà caí chú tù-binh nầy vừa mới ra t̀u, mà đả có nghề lập̣ tức chạy xe đạp ôm. Có một người tù binh hạ lào khać tôi rất quý mến .là một sỷ quan hiện- ḍich thuộc lính dù đ/u Nguyển quốc Trụ. khi chúng tôi chuyển về giam ở và yên-bái thì anh và nhưn̉g ngươì cuǹg thưc- hiện cuộc vượt ngục 29 ngày đả bị đày đi nơi khác. có một lâǹ nhơn một chuyến đi lan̉h gạo, tôi co ́găp anh lính dù cun̉g bị băt́ trong trận hạ lào nhưng giam riêng , muốn biết tin đ/q Trụ, anh kể tôi nghe là anh theo anh Trụ khá lâu. hôm v.c tràn ngập đôì 31 thì anh cuǹg hâm̀ vơí anh Trụ khi v.c gọi lên đầu hàng ,thì một người lính ,chồm ra chưởi lại . bị bắn bể đầu chết .cuôí cùng thâý hết caćh nên anh ra lênḥ lên haǹg .nhưng khi tập hơp để kiểm điểm trên hầm thì o thây anh nưả. Sau nầy anh có kể là anh trốn về gần ashao thì bị bắt lại Anh lińh có nói là ngươì trong đơn vị gọi anh ta tên là kingkong, anh không còn g/đ, vơí anh lúc nào c̉ủng muốn chiên đấu bên anh Trụ và luôn cầu nguyện cho anh. Lơì ngươì lińh noí về vị chỉ huy cuả miǹh . Maỉ̉ sau khi được thả về saìgòn.lúc anh đang tá túc nhà ngươì câụ, cậu Khánh hay rủ tôi đến thăm anh nhiều lần . khoảng năm 1983 thì chuńg tôi liên- lac̣ đươc nhau bên naỳ . anh Trụ, câụ Khánh, a. Quan, Dự và a.Văn và tôi. Anh Tṛu đưa ra ý là chúng tôi nên liên-lạc với nhưn̉g người baṇ tù năm nào hiện đang còn ở quê nhà. để tinh́ chuyện lá raćh đùm lá tả tơi. Và đó là tiền- thân cuả nhóm aí- hưủ hạ-lào, và đả được gắn- bó vô- cuǹg tốt-đẹp̣ cho đến ngày hôm nay. Chỉ có một điều không vui cho chúng tôi là. Trong lần hơp̣ măṭ hạ lào lần đầu tiên taị nhà Dự. là l̀ần cuôí cùng ch́ung ́tôi được noí́ chuyện vơí anh, qua điện thoaị. khoan̉g thańg sau thì nhiều anh em hạ laò đến chào anh lần cuối-cùng. để tiển anh đi trong bộ quân- phục mà anh yêu quí. Đơn vị Dù đả cử haǹh lể Quân- tańg và phủ quốc- kỳ tiển đưa người chiến -hưủ oai- hùng của họ. Và nắm tro anh đả được chị Yến, vợ anh rảỉ xuống biển Thaí- biǹh- dương, theo nguyện -ước cuả anh.
Nguyen Ngoc A Doan Cong Tac 71
Kingbee Bùi Tá Khánh.
Chuyện về cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào nhằm cắt đứt đường mòn HCM đã được nhiều người viết ra. Ðầu tiên là nhà văn Phạm Huấn với quyển "Trận Hạ Lào năm 1971", rồi nhà văn nhảy Dù Lê Ðình Châu, đại uý đại đội trưởng đại đội công vụ nằm vòng đai bảo vệ cho Lữ đoàn 3 nhảy Dù trên đồi 31 cũng ra mắt quyển "Ðôi mắt người TùBinh", và anh Nguyễn Văn Long, thiếu uý sĩ quan phụ tá ban 2 Lữ Ðoàn 3 nhảy Dù vẫn thường xuyên viết về Hạ Lào cho Ðặc San Nhảy Dù ỡ Úc Châu. Ở đây, tôi chỉ ghi lại câu chuyện như là một mẩu hồi ức dưới mắt nhìn của một người lính Không Quân.
Tôi là một hoa tiêu phục vụ trong phi đoàn 219, thuộc Không Ðoàn 51, Sư Ðoàn I KQ trú đóng tại Ðà Nẵng. Phi đoàn 219 là hậu thân của biệt đoàn 83 với nhiệm vụ tiến hành cuộc chiến tranh thầm lặng trong bóng tối nhằm gây rối, phá hoại hậu phương của địch. Vì thế tất cả phi cơ của phi đoàn 219 chỉ sơn toàn bệt màu đen và xanh lá cây xẫm bên trên phần bụng trắng và không mang phù hiệu hay cờ gì cả ngoài số serial number mà thôi. Là một phi đoàn chỉ thi hành những phi vụ đặc biệt ngoài lãnh thổ và ngoài những cuộc hành quân bình thường, nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, nằm trong kế hoạch được mệnh danh là Việt hoá chiến tranh, một cuộc hành quân quan trọng lần đầu tiên hoàn toàn do QLVNCH đảm nhiệm với sự yểm trợ tối thiểu của không lực Hoa Kỳ trong những ngày đầu với những loại trực thăng khổng lồ chuyên chở những xe cơ giới hạng nặng như xe ủi đất, lô cốt tiền chế, đại pháo 105 và 155 ly để QLVNCH dọn bãi thiết lập những căn cứ hoả lực đầu cầu trên đất Lào. Vì thế nên Quân Ðoàn I đã phải trưng dụng tất cả những đơn vị KQ trực thuộc Sư Ðoàn I KQ trong đó có phi đoàn 219. Như vậy phi đoàn chúng tôi, ngoài những phi vụ đặc biệt thường lệ, lại phải đảm nhiệm thêm việc yểm trợ cho Sư Ðoàn Dù, một trong 3 lực lượng nòng cốt trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Mỗi ngày phi đoàn 219 tăng phái một phi đội gồm 2 hoặc 3 chiếc H34 nằm trực chiến tại Khe Sanh, nơi đặt bản doanh Bộ chỉ huy tiền phương Sư Ðoàn Dù. Từ đây chúng tôi xuất phát những phi vụ tiếp tế lương thực, đạn dược cho các căn cứ hoả lực 29, 30 , 31 và các đơn vị hành quân lục soát bên ngoài căn cứ. Những phi vụ này thường là rất "hot", nhưng "hot" nhất vẫn là những phi vụ tải thương cho binh sĩ nhảy Dù khi có đụng độ với quân cộng sản Bắc Việt. Và chuyện này xảy ra như cơm bữa hàng ngày nên chúng tôi coi như pha. Chúng tôi cứ luân phiên nhau mỗi phi đội trực chiến cho Sư Ðoàn Dù 4 ngày rồi trở về Ðà Nẵng tiếp tục những phi vụ thường nhật.
Hôm nay đến phiên trực của chúng tôi. Phi đội gồm có 2 phi cơ do anh Chung tử Bửu lead, tôi copilot và Nguyễn văn Em là mêvô, chiếc thứ hai tôi chỉ nhớ hoa tiêu chánh là anh Yên. Chúng tôi vào phi đoàn nhận lệnh vào lúc 8 giờ sáng rồi chia tay nhau về nhà sửa soạn hành trang, hẹn gặp nhau lúc 10 giờ ngoài phi đạo 219.
Ðúng giờ hẹn, chúng tôi ra phi cơ làm tiền phi, check nhớt, xăng, load những cơ phận sửa chữa dự trữ, đồ nghề và anh em kỹ thuật 219 rồi cất cánh, trực chỉ Ðông Hà, Quảng Trị. Khoảng quá trưa thì chúng tôi ra đến Khe Sanh. Vừa đến nơi, không màng ăn trưa vì nóng lòng muốn cứu đồng đội nên chúng tôi quyết định phải vào ngay đồi 31 chứ không thể đợi lâu hơn được. Trong khi anh Bửu vào trình diện với Bộ Chỉ Huy Tiền Phương SÐ Dù để đặt kế hoạch cho chuyến bay thì tôi và mêvô Em đi check lại máy bay. Xăng vẫn còn đầy bình trước, dư sức bay không cần phải refuel.
Một lát sau từ phòng briefing ra, anh Bửu vắn tắt cho anh em biết về phi vụ quyết tử này. Chuyến vào chúng ta sẽ chở theo một tiểu đội tác chến điện tử Dù cùng với 18 chiếc máy "sensor" vào tăng phái cho căn cứ 31 dùng để phát giác đặc công địch, chuyến ra sẽ rước phi hành đoàn anh Nguyễn thanh Giang về. 15 phút trước khi lên vùng, pháo binh Dù sẽ bắn dọn đường mở một hành lang dọc theo quốc lộ 9, dập vào những địa điểm được ghi nhận có phòng không địch vì tình hình lúc này rất gây cấn, địch tập trung lên đến cấp tiểu đoàn phòng không gồm đủ loại từ 37 mm, 12ly7 và lần đầu tiên còn nghe có cả SA7 nữa. Về không trợ thì có 2 chiếc Gunship của phi đoàn 233 do trung uý Thục bay trước mở đường.
Trước đó trong lúc briefing, anh Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với anh Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng anh Giang đã dùng chiến thuật "lá vàng rơi", từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ, mêvô Trần hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay anh Bửu bay Rase Motte sát ngọn cây theo hướng Ðông-Tây đi vào. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 tôi còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh Dù bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ anh Bửu đổi hướng lấy cấp Ðông Nam-Tây Bắc để đáp xuống. Vừa ló ra khỏi rặng cây, tôi đã thấy chiếc Gunship của trung uý Thục bay vòng lại, cùng với tiếng anh la lên trong máy "Bửu coi chừng phòng không ở hướng Tây". Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn đồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích quấy phá của cộng quân bắc Việt. Không nao núng, anh Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống. Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng một tràng đạn phòng không, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, mêvô Em la lên khẩn cấp trong máy "đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy". Cùng lúc anh Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc wing "Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa" trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống. May mắn là đạn trúng vào bình xăng phụ đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên phi cơ không bắt cháy như phi cơ đại uý An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ tôi cùng anh Bửu nhanh tay tắt gió, xăng, điện rồi nhảy ra khỏi phi cơ. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước. Tôi còn tiếc chiếc xách tay quần áo nên phóng vào trong phi cơ để lấy. Một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy "sensor" vẫn còn nguyên vẹn. Tôi chỉ kịp vớ lấy cái xách tay rồi phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù "trên đây nè thiếu uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho". Tôi lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc chóc trên đầu. Lên đến nơi tôi thở như bò rống. Không quân mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu. Tôi nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971.
Vừa ngồi nghỉ mệt, tôi vừa nhìn xuống bãi tải thương nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc địch điều chỉnh tác xạ, một quả đạn đạn súng cối rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy khói đen mù mịt cả một góc trời. Tôi nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã gần gụi với mình lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.
Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, chúng tôi men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn anh Giang, On, Sơn anh em chúng tôi mừng rỡ thăm hỏi rối rít. Chúng tôi được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan liên lạc KQ, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em "mới đến" mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần. Tôi ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy "ông" nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như máy! Quả các anh ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng chì thật.
Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, chúng tôi dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù. Tôi được ngủ chung một hầm với anh Nguyễn quốc Trụ, một sĩ quan trẻ xuất thân khóa 20 trường Võ Bị Ðà Lạt. Anh cũng là anh ruột của trung uý Nguyễn hải Hoàn, một hoa tiêu chánh trong phi đoàn tôi. Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ 31 với ý định đánh bật căn cứ này ra khỏi sinh lộ của chúng.
Hai hôm sau, vẫn không có chuyến bay tiếp tế nào vào được vì địch quân luôn di động dàn phòng không của chúng khiến KQVN và HK không phát huy được ưu thế của mình. Mỗi sáng, chỉ có 2 phi tuần F4 đến ném bom vài khu vực khả nghi chung quanh đồi 31 và thỉnh thoảng mới có một đợt B52 rải thảm ì ầm xa xa vọng đến rồi mọi sự lại chìm vào rừng núi trùng điệp. Ngược lại, quân bắc Việt tập trung bao vây, tăng cường pháo kích suốt ngày nhằm quấy rối và làm tiêu hao lực lượng Dù.
Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1971, chúng tôi nhận được lệnh và khởi sự di chuyển ra các hầm cứu thương sát bãi đáp chờ đến trưa đích thân phi đoàn với 3 chiếc H34 sẽ vào tải thương binh Dù đồng thời bốc 2 phi hành đoàn ra. Tôi và anh Bửu cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong một hầm trú ẩn. Ðến trưa khi chúng tôi bắt đầu nghe tiếng máy nổ quen thuộc xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận "tiền pháo" dồn dập lên đồi 31. Qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, tôi thây rõ hai chiếc xe tăng T-54 của cộng quân tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc chung quanh nhắm đỉnh đồi chúng tôi mà nhả đạn. Những tia lửa từ nòng súng phụt ra, tôi và anh Bửu thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân "Trời kêu ai nấy dạ!".
Ngòai kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội C trên căn cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích của địch, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào xe tăng địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được 2 chiếc T54. Nhưng để trả giá cho hành động dũng cảm này nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ, trong số này có cả pháo đội trưởng Nguyễn văn Ðương, người đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó. Chúng tôi vui sướng reo mừng trong hầm bên này. Không ngờ, chỉ mỗt lúc sau 2 xe tăng khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi chúng tôi mà bắn! Sau vài loạt đạn, một phi tuần 2 chiếc F4 xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình địch, và lại phá hủy thêm 2 xe tăng nữa. Trong tiếng bom đạn tơi bời, tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 đang vần vũ trên cao như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì địch tràn lên chiếm được đồi. Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hàng. Biết không thể làm gì hơn, tôi và anh Bửu tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.
Về phía KQ, tôi, anh Bửu, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và bị dẫn giải ra bắc Việt chung với tất cả tù binh khác. Không thấy anh Giang và Em đâu. Chúng tôi bắt đầu thăm hỏi các SQ và binh sĩ Dù trên đường đi. Cuối cùng tôi gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các ra đầu hàng. Ðến lần thứ 3 các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm. Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả 2 chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần mêvô Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi Em cứ 2 tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn Em gục chết ở bên đường.
Thế là 219 ghi thêm vào quân sử của mình một thiệt hại 2 phi hành đoàn trên chiến trường Hạ Lào. Trong đó anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên đồi. Ngọn đồi quyết tử 31. Những người còn lại của 2 phi hành đoàn đó là Bửu, On, Khánh và Sơn thì sa vào tay địch, bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không?
Viết để nhớ đến tất cả những chiến sĩ anh hùng đã thành danh hay vô danh, vẫn còn sống hay đã hy sinh cho quê hương đất nước. Sau 31 năm it ra tên tuổi các anh vẫn còn được nhắc đến một lần.
Tháng 11 năm 2002
Bùi Tá Khánh
Nguyen Ngoc A Doan Cong Tac 71
Chuyến bay tử thần vào đồi 31 Hạ Lào
Chuyện về cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào nhằm cắt đứt đường mòn HCM đã được nhiều người viết ra. Ðầu tiên là nhà văn Phạm Huấn với quyển "Trận Hạ Lào năm 1971", rồi nhà văn nhảy Dù Lê Ðình Châu, đại uý đại đội trưởng đại đội công vụ nằm vòng đai bảo vệ cho Lữ đoàn 3 nhảy Dù trên đồi 31 cũng ra mắt quyển "Ðôi mắt người TùBinh", và anh Nguyễn Văn Long, thiếu uý sĩ quan phụ tá ban 2 Lữ Ðoàn 3 nhảy Dù vẫn thường xuyên viết về Hạ Lào cho Ðặc San Nhảy Dù ỡ Úc Châu. Ở đây, tôi chỉ ghi lại câu chuyện như là một mẩu hồi ức dưới mắt nhìn của một người lính Không Quân.
Tôi là một hoa tiêu phục vụ trong phi đoàn 219, thuộc Không Ðoàn 51, Sư Ðoàn I KQ trú đóng tại Ðà Nẵng. Phi đoàn 219 là hậu thân của biệt đoàn 83 với nhiệm vụ tiến hành cuộc chiến tranh thầm lặng trong bóng tối nhằm gây rối, phá hoại hậu phương của địch. Vì thế tất cả phi cơ của phi đoàn 219 chỉ sơn toàn bệt màu đen và xanh lá cây xẫm bên trên phần bụng trắng và không mang phù hiệu hay cờ gì cả ngoài số serial number mà thôi. Là một phi đoàn chỉ thi hành những phi vụ đặc biệt ngoài lãnh thổ và ngoài những cuộc hành quân bình thường, nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, nằm trong kế hoạch được mệnh danh là Việt hoá chiến tranh, một cuộc hành quân quan trọng lần đầu tiên hoàn toàn do QLVNCH đảm nhiệm với sự yểm trợ tối thiểu của không lực Hoa Kỳ trong những ngày đầu với những loại trực thăng khổng lồ chuyên chở những xe cơ giới hạng nặng như xe ủi đất, lô cốt tiền chế, đại pháo 105 và 155 ly để QLVNCH dọn bãi thiết lập những căn cứ hoả lực đầu cầu trên đất Lào. Vì thế nên Quân Ðoàn I đã phải trưng dụng tất cả những đơn vị KQ trực thuộc Sư Ðoàn I KQ trong đó có phi đoàn 219. Như vậy phi đoàn chúng tôi, ngoài những phi vụ đặc biệt thường lệ, lại phải đảm nhiệm thêm việc yểm trợ cho Sư Ðoàn Dù, một trong 3 lực lượng nòng cốt trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Mỗi ngày phi đoàn 219 tăng phái một phi đội gồm 2 hoặc 3 chiếc H34 nằm trực chiến tại Khe Sanh, nơi đặt bản doanh Bộ chỉ huy tiền phương Sư Ðoàn Dù. Từ đây chúng tôi xuất phát những phi vụ tiếp tế lương thực, đạn dược cho các căn cứ hoả lực 29, 30 , 31 và các đơn vị hành quân lục soát bên ngoài căn cứ. Những phi vụ này thường là rất "hot", nhưng "hot" nhất vẫn là những phi vụ tải thương cho binh sĩ nhảy Dù khi có đụng độ với quân cộng sản Bắc Việt. Và chuyện này xảy ra như cơm bữa hàng ngày nên chúng tôi coi như pha. Chúng tôi cứ luân phiên nhau mỗi phi đội trực chiến cho Sư Ðoàn Dù 4 ngày rồi trở về Ðà Nẵng tiếp tục những phi vụ thường nhật.
Hôm nay đến phiên trực của chúng tôi. Phi đội gồm có 2 phi cơ do anh Chung tử Bửu lead, tôi copilot và Nguyễn văn Em là mêvô, chiếc thứ hai tôi chỉ nhớ hoa tiêu chánh là anh Yên. Chúng tôi vào phi đoàn nhận lệnh vào lúc 8 giờ sáng rồi chia tay nhau về nhà sửa soạn hành trang, hẹn gặp nhau lúc 10 giờ ngoài phi đạo 219.
Ðúng giờ hẹn, chúng tôi ra phi cơ làm tiền phi, check nhớt, xăng, load những cơ phận sửa chữa dự trữ, đồ nghề và anh em kỹ thuật 219 rồi cất cánh, trực chỉ Ðông Hà, Quảng Trị. Khoảng quá trưa thì chúng tôi ra đến Khe Sanh. Vừa đến nơi, không màng ăn trưa vì nóng lòng muốn cứu đồng đội nên chúng tôi quyết định phải vào ngay đồi 31 chứ không thể đợi lâu hơn được. Trong khi anh Bửu vào trình diện với Bộ Chỉ Huy Tiền Phương SÐ Dù để đặt kế hoạch cho chuyến bay thì tôi và mêvô Em đi check lại máy bay. Xăng vẫn còn đầy bình trước, dư sức bay không cần phải refuel.
Một lát sau từ phòng briefing ra, anh Bửu vắn tắt cho anh em biết về phi vụ quyết tử này. Chuyến vào chúng ta sẽ chở theo một tiểu đội tác chến điện tử Dù cùng với 18 chiếc máy "sensor" vào tăng phái cho căn cứ 31 dùng để phát giác đặc công địch, chuyến ra sẽ rước phi hành đoàn anh Nguyễn thanh Giang về. 15 phút trước khi lên vùng, pháo binh Dù sẽ bắn dọn đường mở một hành lang dọc theo quốc lộ 9, dập vào những địa điểm được ghi nhận có phòng không địch vì tình hình lúc này rất gây cấn, địch tập trung lên đến cấp tiểu đoàn phòng không gồm đủ loại từ 37 mm, 12ly7 và lần đầu tiên còn nghe có cả SA7 nữa. Về không trợ thì có 2 chiếc Gunship của phi đoàn 233 do trung uý Thục bay trước mở đường.
Trước đó trong lúc briefing, anh Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với anh Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng anh Giang đã dùng chiến thuật "lá vàng rơi", từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ, mêvô Trần hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay anh Bửu bay Rase Motte sát ngọn cây theo hướng Ðông-Tây đi vào. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 tôi còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh Dù bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ anh Bửu đổi hướng lấy cấp Ðông Nam-Tây Bắc để đáp xuống. Vừa ló ra khỏi rặng cây, tôi đã thấy chiếc Gunship của trung uý Thục bay vòng lại, cùng với tiếng anh la lên trong máy "Bửu coi chừng phòng không ở hướng Tây". Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn đồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích quấy phá của cộng quân bắc Việt. Không nao núng, anh Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống. Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng một tràng đạn phòng không, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, mêvô Em la lên khẩn cấp trong máy "đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy". Cùng lúc anh Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc wing "Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa" trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống. May mắn là đạn trúng vào bình xăng phụ đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên phi cơ không bắt cháy như phi cơ đại uý An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ tôi cùng anh Bửu nhanh tay tắt gió, xăng, điện rồi nhảy ra khỏi phi cơ. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước. Tôi còn tiếc chiếc xách tay quần áo nên phóng vào trong phi cơ để lấy. Một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy "sensor" vẫn còn nguyên vẹn. Tôi chỉ kịp vớ lấy cái xách tay rồi phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù "trên đây nè thiếu uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho". Tôi lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc chóc trên đầu. Lên đến nơi tôi thở như bò rống. Không quân mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu. Tôi nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971.
Vừa ngồi nghỉ mệt, tôi vừa nhìn xuống bãi tải thương nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc địch điều chỉnh tác xạ, một quả đạn đạn súng cối rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy khói đen mù mịt cả một góc trời. Tôi nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã gần gụi với mình lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.
Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, chúng tôi men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn anh Giang, On, Sơn anh em chúng tôi mừng rỡ thăm hỏi rối rít. Chúng tôi được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan liên lạc KQ, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em "mới đến" mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần. Tôi ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy "ông" nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như máy! Quả các anh ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng chì thật.
Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, chúng tôi dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù. Tôi được ngủ chung một hầm với anh Nguyễn quốc Trụ, một sĩ quan trẻ xuất thân khóa 20 trường Võ Bị Ðà Lạt. Anh cũng là anh ruột của trung uý Nguyễn hải Hoàn, một hoa tiêu chánh trong phi đoàn tôi. Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ 31 với ý định đánh bật căn cứ này ra khỏi sinh lộ của chúng.
Hai hôm sau, vẫn không có chuyến bay tiếp tế nào vào được vì địch quân luôn di động dàn phòng không của chúng khiến KQVN và HK không phát huy được ưu thế của mình. Mỗi sáng, chỉ có 2 phi tuần F4 đến ném bom vài khu vực khả nghi chung quanh đồi 31 và thỉnh thoảng mới có một đợt B52 rải thảm ì ầm xa xa vọng đến rồi mọi sự lại chìm vào rừng núi trùng điệp. Ngược lại, quân bắc Việt tập trung bao vây, tăng cường pháo kích suốt ngày nhằm quấy rối và làm tiêu hao lực lượng Dù.
Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1971, chúng tôi nhận được lệnh và khởi sự di chuyển ra các hầm cứu thương sát bãi đáp chờ đến trưa đích thân phi đoàn với 3 chiếc H34 sẽ vào tải thương binh Dù đồng thời bốc 2 phi hành đoàn ra. Tôi và anh Bửu cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong một hầm trú ẩn. Ðến trưa khi chúng tôi bắt đầu nghe tiếng máy nổ quen thuộc xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận "tiền pháo" dồn dập lên đồi 31. Qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, tôi thây rõ hai chiếc xe tăng T-54 của cộng quân tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc chung quanh nhắm đỉnh đồi chúng tôi mà nhả đạn. Những tia lửa từ nòng súng phụt ra, tôi và anh Bửu thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân "Trời kêu ai nấy dạ!".
Ngòai kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội C trên căn cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích của địch, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào xe tăng địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được 2 chiếc T54. Nhưng để trả giá cho hành động dũng cảm này nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ, trong số này có cả pháo đội trưởng Nguyễn văn Ðương, người đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó. Chúng tôi vui sướng reo mừng trong hầm bên này. Không ngờ, chỉ mỗt lúc sau 2 xe tăng khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi chúng tôi mà bắn! Sau vài loạt đạn, một phi tuần 2 chiếc F4 xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình địch, và lại phá hủy thêm 2 xe tăng nữa. Trong tiếng bom đạn tơi bời, tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 đang vần vũ trên cao như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì địch tràn lên chiếm được đồi. Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hàng. Biết không thể làm gì hơn, tôi và anh Bửu tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.
Về phía KQ, tôi, anh Bửu, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và bị dẫn giải ra bắc Việt chung với tất cả tù binh khác. Không thấy anh Giang và Em đâu. Chúng tôi bắt đầu thăm hỏi các SQ và binh sĩ Dù trên đường đi. Cuối cùng tôi gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các ra đầu hàng. Ðến lần thứ 3 các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm. Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả 2 chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần mêvô Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi Em cứ 2 tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn Em gục chết ở bên đường.
Thế là 219 ghi thêm vào quân sử của mình một thiệt hại 2 phi hành đoàn trên chiến trường Hạ Lào. Trong đó anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên đồi. Ngọn đồi quyết tử 31. Những người còn lại của 2 phi hành đoàn đó là Bửu, On, Khánh và Sơn thì sa vào tay địch, bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không?
Viết để nhớ đến tất cả những chiến sĩ anh hùng đã thành danh hay vô danh, vẫn còn sống hay đã hy sinh cho quê hương đất nước. Sau 31 năm it ra tên tuổi các anh vẫn còn được nhắc đến một lần.
Tháng 11 năm 2002
Bùi Tá Khánh
Chào anh Hoà, Toi ten là Nguyển-ngọc-Á,trước ở đoàn 71 toan 719 .Thiếu-tá Thiện
ReplyDeletelàm đoàn trưởng lúc dó. đầu năm 73 tôi bị băt́ với Quang râu ,Lợi và Phương.2 năm trước khi đươc thả về cuoi nam 1976 tôi được giam chung với nhóm sỷ-quan tù-binh bị bắt trận -ha-lào 719 . có cả ba phi-công của 219 nhờ vậy tôi biết được email anh. Toi muốn tìm a. Giỏi,a. Hoài... trươc củng ở 71 .. toi muốn liên-lạc với anh em và hy-.vong sẻ đến dự lần hợp mặt tơí.khi nao tien xin anh email cho tôi.cám-ơn anh.