Monday, June 27, 2011

Người Hùng Cô Đơn


            Hôm qua tôi xem lịch, hôm nay ngày 20 tháng 3, ngày Cúng Thất (49 ngày) cho Ðại-tá Nguyễn-mạnh-Tường.  Trong lịch ghi hôm nay là ngày "Spring Begins".  Mùa Xuân đã đến rồi , thế sao vùng tôi ở lại mưa tuôn tầm tã, ngoài trời lại rất lạnh, hàn thử biểu trong nhà chỉ 65 độ.  Như vậy, ngoài trời chỉ vào khoảng 50-55 độ mà thôi.  Bà xã tôi từ bếp ra, bưng ly cà-phê đưa tôi và nói:  "Hôm nay là ngày Cúng Thất cho Ðại tá Tường.  Chương trình cho biết 10 giờ sáng bắt đầu, khoảng 9 giờ mình đi là vừa."  Hôm nay Chúa Nhật, trời mưa, gió to và lạnh nữa nên xa lộ cũng vắng xe.  Tuy nhiên, bà xã tôi cũng không dám lái nhanh, vì sợ đường trơn và gió tạt rất mạnh.  Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây:  Đã 3 năm nay, vì tôi bị bệnh "Vertigo" nên Bác Sỹ khuyên không  nên lái xe, nhất là lái ngoài "freeway".  Do đó, mọi sự di chuyển đi đây, đi đó đều do bà xã tôi lái.  Ðược cái bả luôn vui vẻ, và không quên nhắc cho tôi nhớ lịch trình của tôi sắp phải đi đâu...  Và có đôi khi tôi phải họp hành 2, 3 tiếng, bả ngồi chờ ngoài xe cũng không than phiền gì cả!  Xin có lời cám ơn Bà Nội, Bà Ngoại mấy cháu.
          Trên đường đi, tôi nhớ những kỷ niệm của tôi với Ðại tá Tường.  Cuối năm 1964, tôi từ  BÐQ về trình diện Sở Liên Lạc (SLL).  Lúc này, Ông Tường làm Trưởng Phòng 3 của Sở.  Tôi còn nhớ, sau khi trình diện Ðại tá Hồ-Tiêu xong, Ông Tiêu kêu Trung uý Nham, Chánh Văn Phòng đưa tôi đi đến từng Phòng, từng Ban của SLL để giới thiệu cho biết.  Và đồng thời, ông cũng đưa tờ giấy ghi là tôi sẽ làm việc ở Phòng 3.  Tôi được đưa đi giới thiệu hết các Phòng, và cuối cùng là Phòng 3.  Việc đầu tiên tôi nhận xét là:  Ông Trưởng Phòng mình so với các vị Trưởng Phòng khác hơi nhỏ con, nhưng bù lại rất dễ cảm tình vì ông luôn luôn cười và ăn nói thật nhỏ nhẹ.  Tôi cũng được biết là năm 1960, ông có tham gia với Ðại tá Nguyễn-chánh-Thi đảo chánh Tổng thống Ngô-đình-Diệm nên bị đi tù Côn Đảo khi cuộc đảo chánh bất thành, và sau đó được trả tự do sau Cách  Mạng 1963.  Ngoài Ông Tường ra, SLL còn có 2 vị cũng từ Côn đảo về là:  Ðại-úy Nguyễn-văn-Thanh ( Ðại Đội Súng Cối SÐ Dù), và Trung úy Lê-văn-Ðàng (không liên quan với đảo chánh năm 1960).
          Thời gian này SLL mới thành lập, nhân viên từ bên Tổng Tham Mưu mới chuyển qua tiếp nhận doanh trại của Bộ Tư Lệnh LLÐB khoảng chừng vài tháng trước.  Do đó, còn rất nhiều phòng ốc bỏ trống với đầy đủ giường tủ nên các sĩ quan độc thân của Phòng 3/SLL đều có phòng riêng ở trong trại.  Trong đó gồm có Ðại uý Tường, Trung úy Trần thụy Ly, Nguyễn văn Ôn, Phan nhựt Văn, Trần trung Ginh và tôi.  Buổi chiều khi hết giờ làm việc, mọi người đều ra tắm ở bể nước phía ngoài Phòng 3.  Sau đó, ra ngoài ăn và đi chơi đến khuya mới về.  Ông Tường có chiếc Vespa thường đi chung với Thiếu úy Ôn.  Ông Ly thì có bồ làm ở Văn Cảnh nên thường thì sáng hôm sau mới vào trại.  Tôi và Phan nhựt Văn đi chơi chung, nhưng thỉnh thoảng nó ghé vào nhà con Kim Huê bồ nó, làm ở Tour D’Ivoire.  Chỉ có Trần trung Ginh là không đi chơi đâu cả, ăn uống xong là tập kéo đờn đại hồ cầm cho đến lúc chúng tôi đi chơi về.  Hôm nào Ông Tường và Ôn không về trại thì biết ông và thằng Ôn ngủ ở phòng vãng lai Câu Lạc Bộ SQ An Ðông, vì ông có 1 phòng ở đó.
          Cũng trong thời gian này, MAC-SOG và SLL mới bắt đầu bàn luận các kế hoạch và hình thành những công tác cho tương lai.  Do đó, chúng tôi chẳng có việc gì làm cả.  Ngoài Ông Tường, thằng Ôn cùng Trần trung Ginh, suốt ngày lo làm bản đồ cho Ð/T Hồ-Tiêu mang qua Tổng Tham Mưu trình Ðại tướng.  Công việc của tôi trong mỗi phiên trực là nhựt tu lại tình hình Ðịch và Bạn trên bản đồ ở Trung Tâm Hành Quân (TTHQ).  TTHQ này do BTL/LLÐB để lại, bản đồ rất lớn khoảng 12 x 8 thước.
          Tình hình Địch hay Bạn đều xảy ra trên đất Lào.  Tin tức này do những sĩ quan SLL qua Lào dưới dạng "Tùy Viên Quân Sự", rồi về nằm vùng tại các phân khu như:  Tchépone, Salavan, Savanakhet, Atopeu và Paksé gửi về.  Tin tức đều chú trọng vào sự xuất hiện của các đơn vị Cộng Sản theo đường mòn Hồ chí Minh xâm nhập vào miền Nam, theo dõi các biến động và di chuyển của địch trên đường số 9 và đường 922 vào vùng Khe sanh và vùng Tam biên; chú trọng vào 3 căn cứ địa 604, 611, và 612.  Tôi còn nhớ Ðoàn 559 của  Bắc Việt thường có mặt ở vùng này.  Một lần lên ca trực, tôi thấy Ðoàn này theo tọa độ di chuyển 1 khoảng ngắn không đáng kể, nên tôi không nhật tu lại tình hình.  Buổi trưa Ông Tường vào TTHQ xem lại tình hình địch, thấy tọa độ trên bản đồ và bản tin ông cầm trên tay không giống nhau.  Ông hỏi tôi sao chưa nhật tu?  Tôi nói:  "Thằng 559 này cứ đi qua đi lại, cùng gần 1 chỗ nên tôi không sửa lại..."  Tôi còn cố nói thêm:  "Mình đâu có dùng phi cơ hay pháo binh gì đâu, nên xê xích chút đỉnh cũng đâu có sao!"  Ông hừ một tiếng rồi bảo:  "Nói như thế mà cũng nói được."  Nhớ đến chuyện này tôi quê với ông hết sức!
          SLL có khoảng hơn 15 người, vừa SQ và HSQ theo học nhảy dù bên TTHL/SÐ/Dù.  Lần nhảy saut thứ 4, trong lúc chờ lên phi cơ tại phi trường TSN, một nhóm HSQ thuộc đơn vị bạn, cũng học nhờ ở SÐ Dù, gây lộn với vài SQ cùng đơn vị mình. Tôi thấy nhóm HSQ này gọi những SQ của họ bằng "mày, tao".  Tôi nổi nóng nhảy vào can thiệp, thế rồi xảy ra ấu đả...  Buổi nhảy dù vẫn tiến hành tốt đẹp, nhưng buổi chiều về đến Sở thì tôi được biết là bên Sư Đoàn Dù đuổi tôi, không cho đi nhảy tiếp.  Tôi trình bày sự việc với Ông Tường và nói là:  "Ðại-úy hỏi các anh em của Sở thì biết, tôi không phải là người gây sự trước."  Sau đó, ông đưa tôi lên văn phòng CHT.  Ðại tá Hồ-Tiêu nghe tôi trình bày cũng không la rầy gì.  Lúc Ông Tường đưa tôi lên trình diện, ông có làm phiếu trình và kèm theo một giấy phạt 4 ngày, nhưng ông để tờ giấy phạt bên dưới, không đưa ra.  Do đó tôi thoát nạn!  Trên đường từ văn phòng CHT trở về Phòng 3, ông nói:  "Các cậu lúc nào cũng du-côn."  Ðó là câu duy nhất ông rầy tôi.  Có điều buổi sáng hôm sau, thấy mọi người lên xe qua phi trường nhảy saut thứ 5 tôi quê quá, không dám nhìn mặt ông.  Lúc ông ở văn phòng thì tôi chui vào TTHQ, lúc ông vào TTHQ thì tôi biến ra ngoài.  Buổi chiều tôi chạy qua bên SÐ Dù, vào gặp Ông N.Q.T, Tham Mưu Trưởng SÐ/Dù, xin ông ấy cho đi học lại.  Vài hôm sau, tôi được tiếp tục nhảy tiếp saut thứ 5 của khóa sau.  Tôi hơn mọi người là học khóa 58A/ND, nhưng được cấp bằng khóa 58B/ND!
          Ngoài trời vẫn còn mưa khá nặng hạt, gió cũng khá mạnh hơn lúc sáng.  Con đường dẫn đến Chùa từ hướng Freeway xuống bị đóng để sửa đường, xe phải chạy vòng cũng khá xa.  Tìm chỗ đậu xe xong là chạy nhanh vào chùa vì cơn mưa thật lớn.  Buổi cúng cũng mới vừa bắt đầu.  Niên trưởng Mục nói sơ qua về tiểu sử của Ðại tá Tường, và nói lý do mà anh em Khóa 5 Vì Dân muốn đem ông Tường về chôn ở Nam-Cali.  Sau đó, Thượng tọa Thích viên Lý nói ông rất cảm phục bổn phận và lòng yêu nước của Ðại tá Tường mà ông đã đọc được qua báo chí và trên Net.  Buổi lễ có mặt khoảng chừng 15 người.  Bên ngoài thì mưa gió bão bùng.  Trong chùa chỉ vỏn vẹn không quá 15 người nên không khí thật thê lương, ảm đạm.  Tôi nhìn bức ảnh ông mặc đồ bông, đội nón đỏ, trên bàn thờ nhìn xuống như mỉm cười.  Không biết linh hồn ông có hiện diện trong buổi lễ này không?  Ông có buồn trong buổi lễ cúng hôm nay, cũng giống như hai ngày tang lễ của ông 49 ngày trước?  Không có hình bóng một người thân, không có một chiếc khăn tang nào hiện diện cả!  Hôm ở nhà quàn, còn có bức ảnh chụp cô con gái nuôi của ông ở bên Ðức cùng hai người con chít khăn tang gửi sang, cũng bù đắp thêm được phần nào hình ảnh của một đám tang cần phải có.  Hôm trước ở nhà quàn, người quỳ đội sớ là con rể của Ðại tá Vị, cựu Tỉnh trưởng Bình Định.  Hôm nay thì có thêm một cô, tôi nghĩ chắc cũng là con gái của một vị nào đó trong số bạn bè của ông.  Hôm nay chỉ có mỗi Thượng tọa Thích viên Lý tụng kinh cho buổi lễ.  Còn hôm ở nhà quàn, ngoài TT Thích viên Lý ra còn có hai vị Hòa thượng khác, cùng một ông Mục sư lo việc tụng niệm trong 2 ngày tang sự này.
Hai vị Hòa-thượng tụng kinh xong lại khóc than, kêu gọi tên Ông Tường thật thảm thiết làm mọi người đều mủi lòng.  Tôi thấy nhiều người lớn tuổi kín đáo lấy tay chậm vội mắt.  Hỏi ra mới biết hai vị Hòa thượng này là cựu Ðại tá Trần văn Tự, bây giờ với pháp danh Không Chiếu, và vị Hòa thượng kia là cựu Ðại tá Dương hiếu Nghĩa với pháp danh Không Như.  Bây giờ tôi mới thấy câu "vô thường" là thật đúng ở hoàn cảnh ngày hôm nay.  Hôm trước ở nhà quàn, ông nằm trong quan tài như đang ngủ.  Bệnh tật tuy có hành hạ ông, nhưng sắc diện của ông cũng không tiều tụy cho lắm.  Hôm nay, nhìn hình ông trên bàn thờ với nụ cười mím chi, trông như thoát tục.  Có lẽ ý nghĩ của tôi cũng đúng, chắc ông đã ngộ được Thiền rồi.  Bấy lâu nay ông nghiên cứu Phật Pháp, nghiên cứu Thiền, phái Trúc Lâm Yên Tử.  Tôi nhớ đâu khoảng năm 2000, từ San Diego lên quận Cam, ông gọi điện thoại cho tôi.  Tôi đón ông và rủ N/T Lê quang Tiềm cùng N/T Võ tân Tiếng đi ăn.  Trong suốt bữa ăn, ông giảng về Thiền, về con đường giải thoát.  Chắc tôi cũng có duyên với ông nên trong dịp này ông tặng tôi quyển Tổng Luận về Thiền.  Một điều làm tôi ngạc nhiên là quyển sách này do ông viết tay, chữ nhỏ như con kiến.  Không biết ông đọc qua bao nhiêu quyển sách Thiền để rồi cô đọng lại thành quyển sách viết tay gần 40 trang đầy giá trị này (trong ngày tang lễ ở nhà quàn, N/T Mục có in lại khoảng 50 quyển để ở cửa bước vào, ai có duyên thì đã nhận được 1 quyển).  Ông nói ông có cơ duyên học được phương pháp "bấm huyệt".  Có lần ông rủ tôi cùng với ông đi 1 vòng Nam, Bắc-Cali để trị bệnh cho bạn bè.  Dạo đó tôi chưa về hưu nên không cùng ông đi đưọc.  Mỗi lần ông lên quận Cam, tôi đón đưa ông ở nhà một người bạn ở đường New Hope, đối diện chùa Bảo Quang.  Tôi cố đọc quyển sách Thiền ông tặng nhưng không hiểu nhiều lắm, chỉ thuộc lòng mấy câu:

"Tánh tức là Tâm - Tâm tức là Phật -
Phật tức là Ðạo - Ðạo tức là Thiền"
oOo
"Ở đời vui đạo cũng tùy duyên
Ðói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báo thôi tìm kiếm
Ðối cảnh không Tâm chớ hỏi Thiền"
          Bây giờ thì Thượng tọa Thích viên Lý tụng đến phần kinh Bát Nhã Ba La Mật:  "Sắc tức thị không, không tức thị sắc".  Cái gì có đó, rồi cũng mất đó.  Ông Tường ơi!  Ông mất đi nhưng để lại trong lòng bạn bè vô vàn thương tiếc...  Tôi đã có mặt trong hai ngày ở nhà quàn, phụ giúp tiếp đón quan khách đến phúng điếu nên tôi biết có những người chưa từng quen biết ông, như vợ chồng ông bà N.P ở Simi Valley.  Bà vợ nói:  "Hôm trước tụi em lên San Jose thăm bà con, nghe nói có một vị Ðại tá đang hôn mê chờ chết trong nhà thương, nhưng không có thân nhân nào thăm viếng cả.  Vợ chồng em có vào thăm, chỉ thấy bạn bè ông ngồi đầy bên ngoài phòng đợi, chờ đến lượt mình được vào thăm mà thôi.  Hôm nay, tụi em thấy báo đăng ông được bạn bè mang về chôn ở dưới này nên vợ chồng em xuống viếng ông lần cuối.  Tụi em biết ơn ông, một đời chỉ biết lo cho đất nước..."  Trước hôm ông mất khoảng 10 ngày, tôi nhận được được một cú điện thoại  của một cô gái xưng tên là T.A.  Cô cho biết, qua 1 người bà con, cô biết được hoàn cảnh của ông Tường, và người bà con này cũng cho cháu biết Chú trước có ở cùng đơn vị với Ông Tường nên cháu gọi đại Chú, hỏi thăm vợ con Ông Tường đã biết tin tức ông ấy đang bị hôn mê chưa?  Giọng cô nói thật xúc động như không cầm được tiếng khóc!  Cô cho tôi địa chỉ e-mail của cô, nói có tin tức gì về vợ con của Ông Tường từ Úc châu gởi qua thì làm ơn cho cô biết.  Và sau này, có tin tức gì liên quan đến Ông Tường tôi đều forward cho cô.
          Tôi nhớ sau những loạt bài "Chiến trường Bình Ðịnh và Mãnh Sư Nguyễn mạnh Tường" của Trần thúc Vũ, bài "Ðại Bàng Gẫy Cánh" của Song Vũ, là những tin tức về bệnh tình của ông càng ngày càng nặng.  Ông bị hôn mê từ ngày nhập viên đến  lúc này, cùng với tin là không biết thân nhân của ông ở đâu mà nhắn.  Trong một bản tin tôi đọc được trên Net, nghe nói Bà Tường và 2 người con đang định cư ở Úc, tôi vội gửi e-mail nhờ anh VÐT bên đó nhắn tin và dò tìm giùm.  Thời gian này có hơn 5, 7 trang nhà của các hội đoàn QÐ đăng tin tìm bà vợ và 2 con của ông.
          Phần tôi thì tôi e-mail cho các bạn ở Mỹ, Canada và bên Úc nhờ tìm.  Cô Dược Sĩ  T.T.H tôi thường đến lấy thuốc, mỗi lần tôi đến, cô đều từ bên trong chạy ra hỏi:  "Chú Minh, đã có tin tức gì về vợ con Ông Tường chưa hả Chú?"  Tiếp đến là bài viết của Giao Chỉ San Jose "Tình Chiến Hữu", cùng với hình ảnh bạn bè ngồi chờ đến lượt vào thăm ông tràn đầy trên Net.  Rồi báo chí cũng vào cuộc...  Lúc này thì tin một Ông Ðại tá hôn mê nằm chờ chết mà không có thân nhân được bàn tán ở các quán cà-phê mà giới quân nhân thường ngồi.  Rồi trang nhà của Phonui Pleiku đăng bài thơ "Người Lính Già Vừa Mới Chết Ðêm Qua" của Trần trung Ðạo làm  mọi người đều tưởng là Ông Tường đã ra đi.  Nhưng rồi ông cũng ra đi thật, nhưng ra đi mà không  mãn nguyện, vì vắng bóng vợ con.
          Hai ngày tôi túc trực ở nhà quàn nhận thấy mọi người đến với ông, một phần nhỏ cảm thương ông không có mặt vợ con, cô độc lúc ra đi.  Một phần khác kính phục ông suốt đời chỉ biết lo cho dân, cho nước.  Nhìn những cụ già chống gậy hay ngồi xe lăn, tuổi đời cũng gần 80 hay hơn nữa thì biết chắc đây là những SQ Khóa 5 Vì Dân của ông.  Ðộng cơ nào thúc đẩy quý vị này không quản mưa gió, cả 2 ngày đều có mặt?  Không phải vì xã giao, nhưng vì cùng Khóa và chính vì lòng quý trọng cuộc đời binh nghiệp của Ông Tường.  Gần một phần ba những người đến nhà quàn trong 2 ngày là giới trẻ, có người chưa từng ở trong quân đội, nhưng đến viếng ông vì ngưỡng mộ ông qua những bài đăng trên báo, hay trên Net mà họ đã đọc được.  Qua bài viết của Trần phong Vũ về trận đánh giải tỏa Ðề Gi, và trận đánh giải tỏa phi trường Phù Cát mới thấy ông thật là một Thiên Tài Quân sự.
          Niên Trưởng Phan trọng Sinh có nói cho tôi biết là những kế hoạch hành quân sau này mà OP-35 thực hiện, là do Ðại tá Tường soạn thảo ra.  Số là những toán Lôi-Vũ hành quân nhảy dù trên đường số 9, vùng Đông Bắc Khe sanh và Tchepone không đạt được kết quả như mong muốn.  Do đó, Ðại tá Tường đề nghị với phía đối nhiệm Hoa kỳ thành lập những toán xâm nhập bằng trực thăng vào sâu trong đất Lào, cách biên giới Lào Việt khoảng 10 đến 15 cây số.  Và lập nhữngTiền Doanh (FOB), và những T/D này là điểm xuất phát hay yểm trợ các cuộc hành quân xâm nhập sau này.
          Lúc Thượng tọa Thích Viên Lý vừa xong phần tụng kinh và mời mọi người lên thắp nhang, tôi khấn:  "Ông Tường ơi!  Chắc ông đã bước vào con đường giải thoát mà có lần ông đã giảng cho tôi."  Bây giờ ngoài trời vẫn còn mưa.  Tôi bỗng chợt nhớ đến trận mưa bất thường hôm chôn ông.  Khi quan tài ông vừa ra khỏi nhà quàn thì mưa bắt đầu rơi tầm tã.  Khoảng hơn 2 phần 3 người đi đưa tiễn không có dù hay áo mưa nên số người đi sau quan tài cũng rất ít.  Không biết có phải Ông Trời xót thương hoàn cảnh cô độc của ông không mà mưa càng lúc càng to, nên số người càng lúc càng bớt đi.
          Ðến địa điểm chôn, Thượng tọa Thích viên Lý và quý Hòa thượng đứng trong lều tụng kinh, cùng một số quan khách đưa tiễn đứng chật cả lều.  Tôi và Ðại tá T.M.C và một vài người có dù đứng bên ngoài, riêng toán thu kỳ thì chịu trận dưới mưa.  Thôi thế cũng xong.  Nếu linh hồn ông có phảng phất trong lúc này quanh đâu đây, chắc ông cũng vui vì tấm lòng của mọi người hiện diện trong cảnh mưa gió bão bùng này.  Ông T.M.C nói:  "Đám tang tay này thật đặc biệt.  Moa thấy mọi người đến chia buồn đều nán ở lại, như bù lại cảnh cô đơn vắng bóng người thân của ông."  Nhà quàn cũng đầy những vòng hoa thương tiếc, toán phủ cờ cũng đầy đủ trang nghiêm.
          Vợ chồng tôi vì có một cái hẹn nên không ở lại dùng cơm chay do nhà chùa khoản đãi được và sau đó, tôi chào N/T Mục ra xe về.  Trên đường về tôi nghĩ:  "Cũng may mà các bạn cùng Khóa với ông mang ông về chôn dưới này, nên tôi còn có dịp nhìn được mặt ông lần cuối!"
  
 Lê-Minh
13.4.2011

Tien Doanh 1 Phu Bai Hue - FOB 1 Forward Operation Base # 1


          Trong những tháng gần đây, những tin anh Quảng, anh Hội, rồi kế đến Sáu Già từ Việt-nam lần lượt ra đi, khiến những kỷ niệm của tôi với Phú Bài bỗng phút chốc hiện về.  Phải nói thật, tất cả những Tiền Doanh (T/D) thuộc Sở Liên Lạc tôi đều có một thời gian ngắn hoặc dài làm việc ở đấy.  Nhưng nói về những kỷ niệm thì có lẽ Phú Bài là nơi tôi còn nhiều kỷ niệm nhứt.  So với FOB # 2 (sau này là CCC), FOB # 4 (sau này là CCN) và FOB # 5 (sau này là CCS), thì doanh trại của T/D-1 Phú Bài thật nhỏ xíu, được Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa nhường cho một dãy bìa của TTHL, nằm về hướng Bắc của Trung Tâm và cạnh đó là làng Phù Lương.  Nhường cho T/D-1 phần này, TTHL/ĐĐ  khỏi phải lo phòng thủ phía Bắc.  Vì diện tích quá nhỏ và phần doanh trại mà TTHL nhường lại chỉ có 1 dãy nhà, cho nên công binh Mỹ phải xây cất thêm rất nhiều để cung ứng đủ nhu cầu như phòng ăn, phòng ngủ, nhà kho, câu lạc bộ, và TTHQ, v.v... do đó phải nói là thật chật chội.
          Về mặt phòng thủ thì phía Nam là TTHL/ĐĐ và phía Tây là QL-1.  Bên cạnh QL-1 là bãi đất rộng, dùng để trực thăng Kingbee và trực thăng võ trang đậu ứng chiến ban ngày.  Phía Bắc là làng Phù Lương, phía Đông thì có vài đám rẫy và vài căn nhà, do đó vấn đề phòng thủ chỉ là cho có mà thôi.  Chỉ sợ đặc công hay pháo kích, nhưng suốt thời gian tôi  ở T/D-1 đóng tại Phú Bài, hai chuyện này không có xảy ra.

          Năm 1967, T/D-1 có khoảng 15 Toán Thám Sát.  Tại sao lại “có khoảng”, bởi vì có toán bị rụng một ít, hoặc đi đứt cả toán và còn đang chờ bổ sung nên quân số cứ trồi sụt từ 12 đến 15 toán là vậy.  Tiền Doanh 1 và Tiền Doanh 2 lấy tên các Tiểu bang Hoa kỳ như Alaska, Iowa, hay Ohio, v.v… đặt tên cho toán.  Tiền Doanh 5 và Tiền Doanh 6 lấy tên Chisel, Hammer, hay Shovel, v.v… mà đặt tên.  Có điều “luật bất thành văn” là:  Hễ có toán nào bị thiệt hại nặng quá nửa  toán, hay là “đi đoong” hết nguyên toán thì sẽ không dùng lại tên toán đó nữa.  Ngoài Đại Đội Thám Sát có quân số như vừa kể trên , T/D-1 Phú Bài còn có 3 Đại Đội Xung Kích tiếp ứng và 1 Đại Đội An Ninh, chỉ lo phòng thủ và phụ trách cổng chính.  Đ/Đ Xung Kích phần đông là người Nùng , Đ/Đ An Ninh phòng thủ thì đa số là người Hoa
          Tôi phục vụ tại T/D-1 Phú Bài khoảng 1 năm rưỡi, dưới các đời Chỉ-huy-trưởng như:  N/T Ngụy Hiền, N/T Hồ châu Tuấn, N/T Đoàn kim Tuấn, rồi lại N/T Hồ châu Tuấn.  Ông Hồ châu Tuấn làm việc ở T/D-1 Phú Bài hai nhiệm kỳ.  Về phía Cán bộ Việt nam thì gồm các Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan nắm toán, phần cán bộ làm việc ở tham mưu chỉ có vài ba người.  Tổng số cán bộ VN không quá 30 người.  Phía đối nhiệm HK thì quân số nhiều gấp 5 lần!  Thời gian này chưa thành lập toán VN.  Do đó, mỗi toán thường thì có một Toán Trưởng, do SQ hoặc HSQ cán bộ đảm trách.  Tuy nhiên, vì cán bộ VN còn thiếu nên có những toán do Biệt Kích Quân làm Toán Trưởng.  Về phần H/K thì mỗi toán đều có 3 quân nhân Mỹ, và chúng ta có thể thấy ngay tại sao H/K có nhiều quân số hơn phe ta.
          Khoảng cuối năm 1967, một số Chuẩn Úy mới ra trường được bổ xung về làm Toán Trưởng, gồm C/U Nguyễn xuân Tám, C/U Ngọc, C/U Thắng, C/U Tuyền, C/U Bằng mới lần lượt thay các Toán Trưởng BKQ.  Về sau C/U Thắng và C/U Bằng cũng chết.  Sự việc này đã xẩy ra hơn 40 năm về trước nên có thể trí nhớ của tôi cũng không còn đúng lắm, nhưng nếu tôi nhớ không lầm thì Chuẩn úy Nhuận làm Toán Trưởng Alaska, Trung Sĩ Từ - Dakota, Trung Sĩ Thọ (Trắng) - Alabama, Trung Sĩ  Kế - Dakota và Trung Sĩ Thế toán Kansas.  Còn các Trung Sĩ Huỳnh, Trung Sĩ Khâm, v.v... tôi không nhớ nắm toán nào.


          Nghe nói nhóm HSQ Toán Trưởng này phần đông là những HSQ thật xuất sắc ở các binh chủng được tuyển chọn về  cho một chương trình "Nhảy Bắc".  Nhưng sau cuộc cách mạng 1963, chương trình này tạm dẹp bỏ, và bên CIA bàn giao lại cho MAC-SOG nên các  HSQ này chuyển sang OP-35.  Bây giờ kiểm điểm lại số HSQ này đã đền nợ nước gần hết.     Phần Biệt Kích Quân thì 100% đều là tình nguyện, trong số này không dưới 25% là các quân nhân đào ngũ ở các quân binh chủng đăng vào.  Cùng thời đi lính thì tại sao không đi lính thật "Ngầu" chứ ?  Ban tuyển mộ ở trại  biết, nhưng cũng không làm khó dễ gì.  Mà những chàng trai đã tình nguyện vào Biệt Kích rồi thì đâu còn sợ chết nữa.  Trong số này cũng không ít có anh đã đậu bằng Trung học đệ nhứt cấp, hay tú tài I.  Chỉ cần quay lưng trở về là mang lon Trung Sĩ hay Chuẩn Úy tức thì.  Thời gian coi Đại Đội Thám Sát, tôi nhận thấy các Biệt Kích Quân này rất thương yêu, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau như anh em ruột thịt.  Nhứt là khi đã cùng ở chung một toán và cùng nhau sinh tử  - Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè.  Khi hành quân có bạn bè bị thương thì với giá nào cũng phải mang được bạn về, không bỏ bạn, ngoại trừ lúc quân số địch đông gấp 5, 7 lần thì mới đành chịu rút lui.  Biết bao nhiêu câu chuyện còn truyền lại, người bị thương nặng bảo bạn bè:  "Tụi bây bỏ tất cả đạn lại đây và rút lui nhanh lên!  Tao sẽ ở lại bắn cản tụi nó..."  Và chuyện gì xảy ra sau đó thì mọi người cũng đoán được rồi.
           Mỗi lần toán hành quân nào chạm địch, bị thiệt hại hoặc mất tích một hai người, hay mất đi cả toán thì không khí trong trại, và nhứt là Đại Đội Thám Sát như không còn sinh khí!  Mọi người đều rút vào phòng nằm yên, câu lạc bộ cũng vắng tanh.  Ngay như khi ở nhà ăn cơm, dọn ra rồi lại dọn trở vào - Không ai màng gì đến ăn uống cả.  Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.  Bên phía Hoa Kỳ nếu có người ra đi không về thì không khí toàn trại cũng thế.  Tôi nhớ lần Trung Úy Hùng (Râu) Kingbee bị rớt trực thăng, trong đêm từ Khâm Đức về Phú Bài rồi mất tích.  Hôm sau, mọi người đều ngồi bên ngoài Trung Tâm Hành Quân hồi hộp, chờ được biết tin phi cơ đang bay tìm trực thăng rớt.  Nhưng tìm kiếm cả tuần cũng không thấy khiến mọi người đều đau buồn, nhứt là các toán.  Với "Hùng Râu Kẽm" thì bất chấp hỏa lực địch như thế nào cũng lao vào đón toán.  Các phi hành đoàn trực thăng võ trang Cobra yểm trợ hành quân đều xem Hùng Râu là "thần tượng".  Nhứt là lần các anh bên 219 gồm các anh Hiệp, anh Lĩnh và anh Châu bị bắn rớt ở bên biên giới Lào, gần A-Shao, A-Lưới.  Không khí ở trại mấy ngày sau đó như trong nhà đang có tang!  Tôi nhớ ngày hôm đó trực thăng vào vùng để bốc toán, nhưng bị bắn quá nên đành phải quay về.  Cả 2 lần đều như thế.  Phòng không địch mạnh đến nỗi trực thăng võ trang Cobra cũng không dám vào vùng, chỉ có các phi công anh hùng của Kingbee mới liều mạng bay vào.  Tôi cũng linh tính chắc sẽ có chuyện thì qủa nhiên chuyện không may đã xảy ra.  Ba (3) anh đã vĩnh viễn nằm lại bên kia biên giới.  Anh Hiệp đã có 2 chứng chỉ Cử Nhân, nhưng vì mê Không Quân, và mê những cảm giác mạnh nên tình nguyện vào phi đoàn cảm tử này.  Mà những "Anh Hùng" này từ giã bạn bè, bỏ lại anh em trong lúc không anh nào tuổi đời qúa 30 cả.
Nói đến các toán mà bỏ quên thành phần "Thông Dịch Viên" thì thật là thiếu sót.  Mỗi toán đều có 1 thông dịch viên.  Dù Toán Trưởng nào thông thạo tiếng Anh thì cấp số toán cũng bổ xung 1 thông dịch viên đầy đủ.  Ở trại mỗi lần có lệnh hành quân thì thông dịch viên bận rộn liên lạc với Ban 4, nhận lãnh những trang bị theo nhu cầu của chuyến công tác đó.  Còn vào rừng rồi thì ngoài nhiệm vụ thông dịch cho các cố vấn và những thành viên trong toán, thông dịch viên cũng trở thành một tay súng như những toán viên khác mà thôi.  Tôi chưa từng nghe  nói có một thông dịch viên nào "gà chết" trong lúc hành quân cả.
Tôi còn nhớ tên những anh như:  Hiệp Mù, Tuấn, hiện đang sống tại Dallas, Chung Ghẻ, Hưng, Hải Móm còn ở lại VN.  Bên Mỹ thì có Đỗ Vinh, Khánh,Thái, và Cường Đất thì mới chết vài năm trước tại Mỹ.  Còn những anh em khác tôi không nhớ tên, nhưng hy vọng họ đã qua được bến bờ tự do rồi.  Nói về những chiến công và thành qủa của Tiền Doanh 1 đạt được thì tôi nghĩ chỉ có tại BCH Sở, hay Nha, cùng bên phía đối nhiệm Hoa kỳ biết thôi.  Sau khi được giải trình từ những chuyến công tác trở về, Sĩ Quan Tình Báo Việt nam và Hoa Kỳ mới bắt đầu giải đoán để đánh giá mức độ tin tức đã thu lượm được, cùng quyết định những phương án có tính cách chiến lược.  Trong ý niệm chiến lược, nhiệm vụ của Biệt Kích Lôi Hổ không phải là giết một vài tên địch, hay thu lượm một vài khẩu súng!
           Thông thường thì dân chúng gọi chung là Biệt Kích Mỹ, và cũng có một số ít người thường dị ứng với lính Biệt Kích này.  Nhưng thật ra Biệt Kích có nhiều nhóm:  Biệt kích CIDG (Civil Irregular Defense Group - Dân Sự Chiến Đấu), đóng ở các Trại A-LLĐB.  Biệt Kích Mike Force, cũng của LLĐB nhưng là lực lượng tiếp ứng.  Biệt Kích Tỉnh PRU.  Còn thành phần Biệt Kích NKT mình gọi là SCU (Special Commando Unit).  Nhìn tổng quát các thành phần Biệt Kích nói trên thì mọi người đều gọi chung là Biệt Kích Mỹ.  Nhưng ở đây tôi chỉ nói đến Biệt Kích NKT của mình thôi.  Nhìn chung thì lính BK của phe ta, về quân phong quân kỷ thì hơi kém thật.  Quần áo ăn mặc thì đủ loại.  Đồ biệt kích, đồ beo, đồ dù...  Khi tập hợp chung thì không đồng nhất, tóc tai thì dài.  Tóm lại nhìn không đúng là người lính gương mẫu.  Nhưng bù lại đánh giặc giỏi, và hành quân đạt được nhiều thành tích.  Trong suốt thời gian tôi coi đại đội Thám Sát chưa từng bị người dân ở Phú Bài, Phù Lương, hay ngoài thành phố Huế thưa kiện lính BK làm bậy.  Thời gian này một người lính BK được lãnh hơn 9000 ngàn đồng một tháng, hơn lương Trung Úy độc thân có bằng nhảy dù!  Ăn cơm ngày 3 bữa "free".  Lúc đi hành quân thì mỗi ngày ở trong rừng được thêm tiền công tác 150 đồng.  Phần thông dịch viên được huởng lương bậc 1 cũng trên 15 ngàn, đúng là lính Mỹ có khác!
           Mỗi toán đều có mướn một cô để dọn phòng, giặt giũ và ủi quần áo.  Chi phí này nghe nói là Cố Vấn toán trả riêng.  Nhưng tôi thấy mỗi tháng các cô cũng lên Ban 1 ký lãnh tiền.  Tiền bạc rủng rỉnh như thế nên BK Phú Bài tội gì mà phải ăn quịt, hay ăn chạy chi cho mang tiếng.  Tôi thấy vài ba tên mướn nhà ngoài làng Phù Lương ở với bồ.  Con gái Huế khó khăn, dễ gì tán tỉnh.  Thế mà cuối tuần, thỉnh thoảng tôi cũng bắt gặp vài tên nón đỏ cặp tay các em ra vào tiệm kem hay rạp chiếu bóng.  Còn về phần ngủ đò thì  gần như mỗi toán đều hùn tiền mướn hẳn một con đò vào đêm thứ Bảy cuối tuần.  Bận hành quân không ra phố ngủ đò được thì vẫn trả tiền như thường!  Bởi vậy hồi Tết Mậu thân có mấy tên ngủ đò bị Việt Cộng giết.  Đến đây, tôi cũng nêu lên một tật xấu của BK Phú Bài là đánh lộn.  Không cuối tuần nào không xảy ra đánh lộn giữa BK Phú Bài với lính của Sư Đoàn 1, Đại Đội Hắc Báo và Biệt Động Quân.  Nhiều khi làm náo loạn cả thành phố Huế!  Tuy hai ngày cuối tuần đều có xe tuần tiễu của trại chạy ra canh chừng quanh các khu phố lớn, nhưng cũng xảy ra đánh lộn hoài.  Mặc dù có xe tuần tiễu nhưng trại lại ở quá xa, gặp chuyện là phải giải quyết ngay, nên tôi hình như tuần nào cũng phải có mặt dưới phố.  Coi Đại Đội Thám Sát chi cho khổ thế này?  Mà gặp chuyện gì lớn, hay có nổ súng là ông Ngụy Hiền cũng đẩy tôi ra chịu trận.  Cũng may là Ông Thiếu Tá Cần, Quân Trấn Trưởng là người Bến Tre cùng quê với tôi.  Hồi nhỏ, tôi là bạn học với em ông.  Mỗi lần có toán viên nào đánh lộn, bị Quân Cảnh bắt là tôi nhào vô xin ông thả ngay, có lập biên bản gì tôi cũng kêu ông bỏ hết!  Tôi chỉ cười trừ khi ông mắng:  "Tụi mày không kiểm soát lính tráng, mỗi lần lính tụi mày đánh lộn, bắn lộn là ông Tư Lệnh gọi tao vào chửi gần tắt bếp luôn."
          Một lần khác, toán Lôi Hổ bắn lộn với lính Hắc Báo, và có người bị thương.  Tôi biết lần này chắc lớn chuyện rồi nên vọt vào gặp ông Tư Lệnh để nói trước phần phải về mình, nên chuyện dữ rồi cũng hóa lành luôn.  Còn câu chuyện này tôi chỉ nghe nói lại thôi, nhưng anh em  nào có ở Phú Bài chắc hẳn không quên.  Hôm đó, một Tiểu Đoàn BĐQ di chuyển ngang qua trại.  Không biết bên nào gây hấn trước, nhưng cuối cùng 2 bên nổ súng bắn nhau!  Bên BĐQ bắn cả súng cối vào trại khiến Cố Vấn trại phải gọi trực thăng và xe thiết giáp của TQLC Mỹ đóng gần đó đến yểm trợ.  Kết quả bên phía mình Đại Úy Thạnh và Trung Úy Cẩm bị phạt, và bị đổi về Sàigòn.

Các Sĩ Quan Tham Mưu của trại thường phê bình tôi là quá thân mật với lính, sẽ khó làm việc...  Tôi thấy nhận xét đó sai nhưng cũng không cãi lại.  Mỗi ngày, toàn thời giờ rảnh tôi đều ở dưới phòng các toán.  Lâu ngày tôi biết rõ tính tình và hoàn cảnh của mỗi toán viên.  Nếu nhìn một toán viên nào đó xâm trên lưng những câu như "Xa quê hương nhớ Mẹ hiền", hoặc "Lãng tử xa quê buồn nhớ Mẹ", hay những câu "Mai tôi chết ai người xây nấm mộ - Nén hương nào sưởi ấm lòng tôi" rồi dị ứng, cho là những tên này chắc có quá khứ không tốt, rồi đâm ra nghi ngờ, không cảm tình với những người này.  Nhưng nghĩ như thế là qúa cố chấp!  Sau này, tôi được biết những anh này thường là dân mồ côi, có anh đã từng ở cô nhi viện.  Lớn lên, họ trở thành những tay anh chị ở vùng Tôn Đản, hay Cây Da Xà, v.v...  Họ tuy thiếu mái ấm gia đình lúc tuổi thơ, nhưng sống rất thủy chung, cũng dạt dào tình cảm và nhứt là trọng chữ tín, sống chết không bỏ nhau.  Đôi khi tôi cũng có ý nghĩ ngộ nghĩnh là:  Những người lính BK này như những anh hùng Lương Sơn Bạc trong chuyện Thùy Hử ngày xưa vậy.
          Ở Phú Bài mùa Hè thì gió Lào thổi về nóng cháy da cháy thịt, nóng có lúc như thở không được.  Còn mùa Đông thì lạnh cắt da, mưa rỉ rả suốt ngày và gió lạnh thổi vào người nhức nhối như kim đâm vào da thịt, trời lúc nào cũng xám xịt một mầu chì.  Thời tiết xấu đến nỗi có khi cả tuần, cả tháng trực thăng không xâm nhập được.  Tuy nhiên, không có Tiền Doanh nào giống Phú bài ở mục này, là tất cả nhà cầu trong trại đều là dã chiến.  Nghĩa là đi tiêu vào trong thùng phuy đã được cắt đôi và đổ dầu cặn vào.  Mỗi ngày đem thùng phuy đem ra đốt, mùi hôi và khét thật khó chịu!
          Hôm nay ngồi nhớ lại chuyện xưa, không biết những người năm cũ bây giờ đang ở đâu?  Các Niên Trưởng Hồ châu Tuấn, N/T Ngụy Hiền, N/T Thạnh và Hy Râu, không biết sau khi rời khỏi chốn ta bà này rồi đi đâu?  Thiên Đàng hay Cõi Tịnh Độ?  Còn những người còn sống, Cán Bộ cũng như Biệt Kích Quân đang sống tự do ở nước ngoài, hay vẫn còn sống khổ sở nơi quê nhà?  Cho tôi gửi lời cầu chúc gia đình nhiều sức khoẻ, thỉnh thoảng bỏ vài phút tuởng nhớ lại những ngày xưa thân ái ở Phú Bài./.

MạnhMẽĐốngĐa

Dai Hoi An Tinh Quan Can Chinh Binh Thuan
































                                       ĐẠI HỘI ÂN TÌNH LẦN V
                   Dân, Quân, Cán, Chánh Tỉnh/TK Bình Thuận tổ chức
           Khai mạc lúc 5;30 chiều ngày Chủ Nhật 26/6/2011 tại :
                                   Nhà Hàng  PARACEL SEAFOOD
15583 Brookhurt St , Westminster CA 92683 USA ( ĐT 714-775-3077)
Với Buổi Cơm Chiều và Ca Nhạc &Dạ Vũ. Vé Ân Tình 30 USD
                                      Mục Đích Giúp Đồng Đội tại Quê Nhà

                             CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ÂN TÌNH V :
                            Từ Thứ Bảy (25/6/2011) tới Thứ Tư (29/6/2011)
            - Ngày Thứ Bảy (25/6/2011) : Từ 2 – 5:00 pm Tiền Hội Ngộ tại Chùa BẢO QUANG 713 N.Newhope st, Santa Ana CA 92703 “ thăm viếng Chùa mới, văn nghệ , cơm chay..
            - Ngày Chủ Nhật (26/6/2011) : 5:30pm – 11:00pm Đại Hội Ân Tình V “ cơm chiều,  văn nghệ & dạ vũ với MC Việt Thảo, Các Ca Sĩ Phương Hồng Quế, Anh Khoa,
               Mai Lệ Huyền, CrolKim, Lilian, Nguyên Đán, Minh Hùng, Vân Khanh + 4 ca sĩ từ Honolulu (Bạch Kim Hoa, Thùy Lam, Thanh Liên, Uyên Thanh)  sang giúp, Ban Nhạc Moon Flower, Dân ca Chăm (Hội Người Chăm  Nam CA), Vũ Điệu Hawaii (Hội Đồng Hương Phú Quý Nam CA ) trình diễn.
(chương trình đính kèm), sổ xố..bán đấu giá các tặng phẩm giá trị
- Phát Hành Đặc San Ân Tình V với Chủ Đề “ Thân Phận Người Lính VNCH “giá Ân Tình 10 USD kể cả cước phí máy bay.
- Từ Thứ Hai (27/6/2011) – Thứ Tư (29/6/2011) :  Ba ngày du ngoạn Las Vegas (Grand Canyon..) có hướng dẫn viên, xe đò Hoàng, khách sạn Paris Las Vegas..
- Thứ Năm (30/6/2011) : Bế mạc, chia tay..ĐT liên lạc (714) 317-9953, (714) 235-9988
                             
                                           
Hoa Kỳ ngày 31 tháng 5 năm 2011
Hội Tương Trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải Ngoại
Hội Trưởng PHẠM NGỌC CỬU – Phu Tá HộiTrưởng PHAN BÁI
Hội Phó Nội Vụ PHẠM HÒA – CAO HOÀI SƠN
Hội Phó Ngoại Vụ NGUYỄN THỊ DUNG – LÊ XUÂN TÙNG
Ủy Viên Truyền Thông KHAI TRINH – NGUYỄN TẤN HỢI – LÊ TRỊ - PHẠM BẢNG
Thủ Quỹ HỒ NGỌC TRAI, VÕ NGỌC LAN 
Tổng Thư Ký : Hồ Đinh (Mường Giang)





                                          ĐẠI HỘI ÂN TÌNH
                DO HỘI TƯƠNG TRỢ CỰU CHIẾN BÌNH THUẬN
                                   TỔ CHỨC TỪ 2007 – 2011

Giấy phép hoạt động “ BinhThuan Veterans Association “
      A Nonprofit Organization CA Secretary of State
 File No : CA 2911046, Thành lập từ tháng 1-2007 tại CA
   Địa Chỉ : 9315 Bolsa Ave # 211, Wesminster CA 92683

Hội Tương Trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải Ngoại được thành lập với mục đích giúp đỡ các đối tượng Cựu Chiến Binh VNCH & Bình Thuận còn tại quê nhà.

            Tính từ ngày thành lập  vào tháng 1-2007 tại Nam California (Hoa Kỳ), Hội đã tổ chức được 4 lần Ðại Hội Ân Tình :
1- Tháng 6/2007 tại thành phố Westminster (CA).
2- Tháng 6/2008 tại thành phố San Jose (CA).
3- Tháng 6/2009 tại thành phố Westminster (CA).
4- Tháng 6/2010 tại thành phố Honolulu (Hawaii).

            Sau đây là Bảng Tổng Kết tình hình trợ giúp Các Đối tượng Cựu Chiến Binh (TPB,QPCN) VNCH & Bình Thuận từ 2007-tháng 5/2011.
            + Số Tiền đã phát cho các cựu chiến binh/VNCH & Bình Thuận từ 2007 - 2009 : BA MƯƠI SÁU NGÀN TÁM TRĂM BẢY MƯƠI SÁU ÐỒNG ($36,876.00) cho BỐN TRĂM NĂM MƯƠI TÁM GIA ÐÌNH (458) gia đình.

           + Ðại Hội Ân Tình IV được tổ chức tại Honolulu (Hawaii) ngày 26/6/2010 với sự tham dự của hơn 400 đồng hương  (Honolulu và Bình Thuận từ khắp nơi về). Tổng kết Đợt Cấp Phát từ sau Đại Hội ÂN TÌNH IV (8/2010 – Cuối tháng 5/2011)  đã gửi Chín Ngàn Sáu Trăm Bảy chục Đồng ($9,670.00) cho 114 Đối Tương CCB/VNCH & Bình Thuận.

            Tổng kết việc cấp phát cho các Đối Tượng Cựu Chiến Binh VNCH & Bình Thuận gồm Thương Phế Binh, Quã Phụ Cô Nhi, Quân Công Cán Cảnh nghèo và bệnh tật cũng như Các Em Học Sinh Nghèo (Con Em Thành Phần Đối Tượng CCB/VNCH) tại Phan Thiết Từ Tháng 6-2007 tới tháng 6-2011 với Số Tiền BỐN MƯƠI SÁU NGÀN NĂM TRĂM BỐN MƯƠI BẢY USD ($46,547.00) Cho NĂM TRĂM BẢY MƯƠI HAI (572) người

Thursday, June 23, 2011

Trần Văn Thân: Người biệt kích dù bất tử

Tữ Sĩ Đoàn Công Tác 75



Trần Văn Thân: Người biệt kích dù bất tử
Monday, October 06, 2008 Báo Người Việt
Phạm Hòa
Trưởng Toán 723 / Ðoàn Công Tác 72 Sở Công Tác/Nha Kỹ Thuật/Bộ TTM/QLVNCH

1974 - 1975 : Những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Lợi dụng đường mòn Hồ Chí Minh đã bị bỏ ngỏ và những điều khoản bất công phi lý trong bản Hiệp định ngưng bắn do Hoa Kỳ sáng tạo, nên Cộng Sản Bắc Việt đã di chuyển gần hết các Sư đoàn chủ lực vào Miền Nam, uy hiếp các tỉnh địa đầu giới tuyến thuộc QD1, đồng thời bao vây Cao Nguyên Trung Phần, thuộc lãnh thổ Vùng II Chiến thuật với ý đồ tấn công cưỡng chiếm VNCH, ngay khi Quân đội Hoa Kỳ và Ðồng Minh đã rút hết về nước, phủi tay trước những cam kết của nhiều đời tổng thống Mỹ, đã ký hứa giúp đỡ Miền Nam VN, chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế, do Bắc Việt đảm nhận suốt cuộc chiến tương tàn, sau khi chia hai VN vào tháng 7-1954.
Trước tình hình nguy ngập của đất nước, gần như tính bằng ngày. Thế nhưng QLVNCH vẫn không bỏ cuộc và dù biết đang phải chiến đấu trong cô đơn đầy thiếu thốn, mà mạng sống của người lính ngoài chiến trường, thì mỏng manh hơn bao giờ hết. Vậy mà chẳng ai nghĩ tới chuyện đào ngũ, bỏ trốn ra ngoại quốc, cho dù người Mỹ đã cố tình tiết lộ việc di tản cho một số quan chức có quyền hành tại Sài Gòn. Cao cả và đáng kính trọng khâm phục nhất, cũng vẫn là những người Lính thuộc Binh Chủng Lực Lượng Ðặc Biệt, trong đó bao gồm Các Toán Công Tác Xâm Nhập thuộc các Ðoàn Công Tác và các Ðoàn Liên Lạc của Nha Kỹ Thuật/Bộ TTM/QLVNCH, vẫn tiếp tục tiến hành công tác xâm nhập vào những mục tiêu nguy hiểm nhất, chẳng khác nào nhiệm vụ ám sát toàn quyền Pháp là Merlin, của Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái tại Hồng Kông vào năm 1924. Có thể nói được, đây là cuộc đổi mạng của người lính cảm tử LLÐB giữa chốn ba quân, để mang về cho QLVNCH, những tin tức tình báo chiến lược, được cập nhật hóa tại chỗ đóng quân của giặc. Nhờ đó mọi cấp chỉ huy tại các vùng chiến thuật, mới nắm vững được tình hình và hoạt động của địch, để ta điều nghiên ứng phó.


Ðoàn Công Tác 75 trách nhiệm vùng II Chiến thuật, với những nhiệm vụ đặc biệt kể trên... Quân số của Ðoàn, có 9 Toán Thám Sát, mỗi toán gồm một Sĩ Quan Trưởng toán, năm Hạ Sĩ Quan Chuyên Viên và các toán viện công tác. Quân số này tùy theo nhiệm vụ giao phó, nên số nhân viên công tác tăng hay giảm với nhu cầu. Ít ai biết tới sự hy sinh cao cả nhưng âm thầm của những người Lính LLDB trên, chỉ riêng những ngày đen tối 1974-1975, đã có tới bảy trong chín Sĩ Quan Trưởng toán, đã hy sinh tại chiến trường máu lửa, trong chốn ba quân, phần lớn bị banh thây bầm xác vì bom đạn và lòng căm thù tuyệt đỉnh của giặc. Số khác mất tích, bởi không một ai chịu đầu hàng để mà sống nhục. Chết thì chết, những Toán còn lại vẫn tiếp tục bổ sung và tiến hành công tác hiểm nguy cho đến những giây phút cuối cùng, phải rã ngũ vì lệnh đầu hàng VC, do Tổng Thống Dương Văn Minh ban hành vào trưa 30-4-1975.


Cố Trung Úy Trần Văn Thân: Ông sinh năm 1942 tại Phú Trinh Phan Thiết,Tỉnh Bình Thuận, cựu học sinh trung học tư thục Bạch Vân và Bồ Ðề. Nhập ngũ tháng 10-1962, cùng với Ðặng Ken, Cao Minh, Nguyễn văn Nghĩa, Nguyễn Văn Ðại, Trần Khói Hương... Các bạn Minh, Ðại, Nghĩa cùng Thân kẻ trước, người sau đền nợ nước, Trần Khói Hương chết sau khi ra tù CS, chỉ còn Ðặng Ken trước là cận vệ của Tướng Ðặng Văn Quảng Tư Lệnh LLDB... sống già nơi quê hương Phan Thiết. Thân ra trường tháng 3-1963 và về Binh Chủng Lực Lượng Ðặc Biệt, năm đó trú đóng tại Nha Trang. Ông cũng là võ sư cao cấp của Thái Cực Quyền, vì vậy được chọn về Ðơn Vị Quân Cảnh của Bộ Tư Lệnh LLÐB.
Sau Tết Mậu Thân 1968, Trần Văn Thân là trưởng toán thám sát thuộc Ðoàn Công tác 75, có nhiệm vụ xâm nhập vào các vị trí đóng quân của Các Ðại Ðơn Vị Cộng Sản Bắc Việt, để thu nhặt cập nhật hóa tin tức tình báo chiến lược. Theo tin tức của những đồng đội hiện còn sống sót tại hải ngoại cho biết Thiếu Úy Trần Văn Thân, đã bị mất tích vào Mùa Hè 1974 vì bị giặc săn đuổi, ông đã bơi qua một con sông nước chảy xiết nên chết mất xác. Những giây phút thảm tuyệt này, đã được một nhân viên mang máy may mắn được sống sót kể lại. Vậy mà từ ấy cho đến nay những người thân trong gia đình, thảm nhất là mẹ ông là bà Ngô Thị Dân ở Phan Thiết, cùng với người vợ trẻ tên Nguyễn Thị Liễu với ba con thơ dại tại Sài Gòn, lúc nào cũng ngong ngóng hy vọng là con và chồng-cha mình, vẫn còn sống trong các trại tù đâu đó, rồi cũng sẽ trở về như nhiều bạn bè của Thân cùng đơn vị và quê Phan Thiết. Cứ chờ đến nỗi mẹ già khóc mù cả hai mắt rồi gục chết vào năm 2000, nhưng vẫn không ngớt gọi tên đứa con thân yêu của mình. Riêng người vợ trẻ thay chông nuôi con, ở vậy cho tới khi tất cả khôn lớn vào đời, còn mình thì cứ ôm ấp hình bóng của người chồng cũ, vẫn sống trong những di ảnh thân thương nguyên vẹn, mà chàng thì biền biệt tận phương nào?

Chuyến công tác cuối cùng của cố Trung Úy Trần Văn Thân
Thi hành công tác được Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II giao phó, với nhiệm vụ thâu thập tin tức về các hoạt động của địch quân đang hiện diện trong lãnh thổ, thuộc vùng chiến thuật. Toán Thám Sát do Thiếu Úy Trần Văn Thân làm trưởng toán, nhận lệnh thi hành công tác bí mật tại Ðèo An Khê, nằm trên Quốc Lộ 19, giữa đường từ Bình Khê đi An Túc, thuộc Tỉnh Bình Ðịnh. Lúc đó vùng này, coi như một chiến trường đẫm máu, giữa Sư đoàn 3 Sao Vàng của Cộng Sản Bắc Việt và Sư đoàn 22 Bộ Binh của QLVNCH. Ðịch quân hiện diện cả một vùng rộng lớn trong lãnh thổ các Quận Bình Khê, An Túc, Hoài Ân, An Lão... mà dấu hiệu để lại tại chỗ, là việc cán binh đào xới sạch lán những nương khoai, rẫy mì của đồng bào Bà Na trong vùng, để làm lương thực nuôi quân.
Theo tin tức ghi nhận, thì Toán Thám Sát của Thiếu Úy Thân đã chạm địch từ những giây phút đầu, vì lọt vào Bộ Tư Lệnh của SD 3 Sao Vàng, bên cạnh có một trung đoàn bảo vệ. Tuy vậy họ đã chống trả mãnh liệt trước quân số hàng ngàn của Cộng quân, thêm vào đó còn có cả trời phòng không của Nga Xô và Trung Cộng viện trợ, trong lúc Toán Thám Sát của Thân, vỏn vẹn chỉ có sáu người. Nhưng cuộc đời của người lính VNCH là vậy đó, nhất là những người lính cảm tử LLDB. Bởi vậy, các cấp chỉ huy liên hệ, chỉ còn biết nghe đồng đội của mình, qua tiếng báo cáo với đại bàng, là đơn vị đang chạm địch nặng, cùng lúc với tiếng súng lớn nhỏ và lựu đạn nổ, xen lẫn tiếng hô xung phong, vang lên từng đợt trong ống liên hợp. Cùng hòa tấu trong điệu ru nước mắt này, là tiếng đạn phòng không nổ tung tại một vùng xa xôi nào đó, nhưng âm hưởng truyền qua máy, cũng đủ làm rách tai người hiệu thính viên đang trực. Cuối cùng là tiếng thét của Thiếu Úy Trưởng toán Trần Văn Thân 'Zulu - Zulu' Âm thanh càng lúc càng nhỏ dần và tan biến vào trận địa, lúc đó vẫn còn vang tiếng súng ở một góc trời.
Vậy mà hơn 34 năm sau, dường như tiếng thét cuối cùng của người Lính Trận: Cố Trung Úy LL Trần Văn Thân, vẫn còn vang vọng đâu đây, bảo sao những người thân của ông, cứ vẫn tin là con, chồng và ba của mình còn sống, nay đang ở nơi nào đó, mai sẽ về...!


Sau khi nhận được tin dữ về Toán Thám Sát của Thiếu Úy Thân, Nha Kỹ Thuật đã phối hợp với không quân, hằng ngày tiếp tục lên vùng tìm kiếm dấu vết của những người sống sót đang ẩn nấp trong rừng sâu, từ ánh sáng của kiếng chiếu rọi lên, hoặc Panô (Panel), hay hỏa châu cấp cứu, cũng như bất cứ tín hiệu truyền tin nào, của Toán thất lạc nhưng tất cả đã ra đi không hẹn ngày về.
Ðại Úy Nguyễn Hùng Trâm (hình bên, hiện ở Mỹ), Liên Toán trưởng thuộc Ðoàn 75 Công tác, vô cùng cảm xúc khi đọc bài viết về Cố Trung Úy Trần Văn Thân, vì chính ông là người đã bay thả toán thám sát của Trần Văn Thân tại đèo An Khê, tỉnh Bình Ðịnh. Ðây là thời gian nguy ngập nhất của chiến trường này, nên chỉ vỏn vẹn một tháng ngắn ngủi, mà Ðoàn Công Tác 75 đã mất 3 toán thám Sát LLDB trong khu vực này. Theo báo cáo, thì Toán của Thân đụng độ với một Trung Ðoàn thuộc SD 3 Sao Vàng, ngay khi vừa nhảy xuống, với nhiệm vụ chặn bắt một Bác Sĩ VC ở đầu đường mòn. Tên này sau đó cũng bị toán thám sát của Trung Ðoàn 45 thuộc SD23BB/VNCH , chân ở phía cuối đường đã bắt được, giải giao cho Ðại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Khu và được trực thăng chở về Pleiku khai thác.

Còn sống sót trong 7 toán thám sát thuộc Ðoàn 75 bị thất lạc, là Thiếu Úy Vũ Văn Quyền cũng xác nhận là Thiếu Úy Trần văn Thấm đã mất tích vào năm 1974. Xin nghiêng mình tri ân những người đã hiến thân cho đất nước và dân tộc Việt. Thảm thương ơi cho thân phận người lính VNCH, một đời vì nước-dân, màu cờ sắc áo, bảo vệ cho đạo pháp tại Miền Nam, thế nhưng nay có còn được bao nhiêu người nhớ tới.

Phạm Hòa và Toán công tác 72




Danh Sach Cap Nhat Hoa
Ho van Anh truyen tin T753 /1974,
Trung Sĩ Nguyễn Hồng Anh Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Trung Sĩ Nguyễn Hoàng Anh Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Trung Sĩ Phạm Ba Đoàn 75
Mang Bich
Thieu Ta Van Thach Bich
Binh nhất Mang Chao Đoàn 75
Trung Sĩ Hoàng Văn Chiến Đoàn 75 Mat Tich nam 1972
Binh nhất Mang Chơn Đoàn 75
Trung Sĩ Vòng A Cô Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Pham van Dau ( dau - rau) 752
Nguyen van Dien T759 mat thang 9/1973 tai Phu-Bài
Đaị Uý Phùng Điều
Trung Sĩ Nguyễn Văn Du Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Huynh Tan Dung757
Nguyen Du'c Du.ng (Truyen-tin T751)
Pham Dinh Duong 1989
D/u Truong -Huu Duong (LLT lien toan3)
Mang Hanh ,
Trung Sĩ Trần Văn Hiền Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Nguyen thanh Hiep truyen tin T753,
Vu Phi Ho ( bi tu - hinh tai BINH THOI Phu-tho quan 11 nam 1976 toan 754)
Thiếu Uý Nguyễn Văn Hoanh
Nguyen van Huynh truyen-tin 754 que o Càn - Tho ,
Thiếu Uý Phạm Trọng Khôi Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Trung Sĩ Mai Khương Đoàn 75 Mat Tich nam 1973
Trung Sĩ Trần Văn Khương Đoàn 75
Thach krering 751 ,
Tr/ u Liem Lien - Toan Truong (trong thoi - gian t/t Van Thach Bich là CHT/DCT.75)
Trung Sĩ Liên Ngộ Đoàn 75 Mat Tich Bien Gioi Viet-Mien-Lao 1973
Nguyen Long
Phan van Luom 759 ,
Trung Tá Ngô Đình Lưu Đoàn 75
Trung Sĩ Lê Văn Mai Đoàn 75
Nguyen Dinh Mai 12 / 1974 ,
Mang Mu .
Chuẩn Uý Nguyễn Văn Mỹ Đoàn 75 Hy Sinh tai Pleiku Vietnam
Nguyen Truong Nha 756,
Binh nhất Mang Nhơn Đoàn 75
Phan -Phuc -Thoi truyen tin T757
Thiếu Uý Nguyễn Văn Quang Đoàn 75
Binh nhất Trần Aí Quốc Đoàn 75
Chuẩn Úy Lý Phương Sáng Toán Phó Toan 725 mất tích chung với Th/úy Thân
Chuẩn Uý Nguyễn Văn Sang Đoàn 75
Chuẩn Uý Lê Đình Sơn Đoàn 75
Le Ngoc Son truyen tin T759
Chuẩn Uý Nguyễn Đình Sơn Đoàn 75
Thiếu Uý Nguyễn Ngọc Sơn Đoàn 75 Mat Tich nam 1973
Nguyen v Son (son-già) T759 ,
Binh nhất Mang Suôi Đoàn 75
Thiếu Uý Nguyễn Văn Tâm Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Trung Sĩ Trương Đình Tâm Đoàn 75
Le van Tanh (Thu-Duc) ,
Nguyen Ngoc Tanh (TT 757)
Thiếu Uý Nguyễn Ngọc Thạch Đoàn 75
Thiếu Uý Trần Văn Thân Đoàn 75 Mat Tich nam 1974 tai Binh Dinh
Hoàng van Thanh T755 / 1973
Trung Sĩ Nguyễn Văn Thanh Đoàn 75
Trung Sĩ Phạm Thanh Đoàn 75 Mat Tai Thanh Pho New Orleans Louisiana
Trung Sĩ Phạm Thạnh Đoàn 75
Trung Sĩ Trần Văn Thuỷ Đoàn 75 Mat Tich nam 1972
Trung Sĩ Lê Văn Tứ Đoàn 75
Nguyen Van Tuoi Quan - Y
Mang Xay ,
Ho van Anh Truyen Tin T753 /1974,
Trung Sĩ Nguyễn Hồng Anh Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Trung Sĩ Nguyễn Hoàng Anh Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Trung Sĩ Phạm Ba Đoàn 75
Mang Bich
Thieu Ta  Van Thach Bich
Binh nhất Mang Chao Đoàn 75
Trung Sĩ Hoàng Văn Chiến Đoàn 75 Mat Tich nam 1972
Binh nhất Mang Chơn Đoàn 75
Trung Sĩ Vòng A Cô Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Pham van Dau ( dau - rau) 752
Nguyen Van Dien T759 mat thang 9/1973 tai Phu-Bài
Đaị Uý Phùng Điều
Trung Sĩ Nguyễn Văn Du Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Huynh Tan Dung  T757
Nguyen Du'c Du.ng (Truyen-tin T751)
Pham Dinh Duong 1989
D/u Truong -Huu Duong (LLT lien toan3)
Mang Hanh ,
Trung Sĩ Trần Văn Hiền Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Nguyen Thanh Hiep truyen tin T753,
Vu Phi Ho ( bi tu - hinh tai BINH THOI Phu-tho quan 11 nam 1976 toan 754)
Thiếu Uý Nguyễn Văn Hoanh
Nguyen Van Huynh truyen-tin 754 queo Càn - Tho ,
Thiếu Uý Phạm Trọng Khôi Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Trung Sĩ Mai Khương Đoàn 75 Mat Tich nam 1973
Trung Sĩ Trần Văn Khương Đoàn 75
Thach krering 751 ,
Tr/ u Liem Lien - Toan Truong (trong thoi - gian t/t Van Thach Bich là CHT/DCT.75)
Trung Sĩ Liên Ngộ Đoàn 75 Mat Tich Bien Gioi Viet-Mien-Lao 1973
Nguyen Long
Phan van Luom 759 ,
Trung Tá Ngô Đình Lưu Đoàn 75
Trung Sĩ Lê Văn Mai Đoàn 75
Nguyen Dinh Mai 12 / 1974 ,
Mang Mu .
Chuẩn Uý Nguyễn Văn Mỹ Đoàn 75 Hy Sinh tai Pleiku Vietnam
Nguyen Truong Nha 756,
Binh nhất Mang Nhơn Đoàn 75
Phan -Phuc -Thoi truyen tin T757
Thiếu Uý Nguyễn Văn Quang Đoàn 75
Binh nhất Trần Aí Quốc Đoàn 75
Chuẩn Úy Lý Phương Sáng Toán Phó Toan 725 mất tích chung với Th/úy Thân
Chuẩn Uý Nguyễn Văn Sang Đoàn 75
Chuẩn Uý Lê Đình Sơn Đoàn 75
Le Ngoc Son truyen tin T759
Chuẩn Uý Nguyễn Đình Sơn Đoàn 75
Thiếu Uý Nguyễn Ngọc Sơn Đoàn 75 Mat Tich nam 1973
Nguyen V Sơn (Sơn-già) T759 ,
Binh nhất Mang Suôi Đoàn 75
Thiếu Uý Nguyễn Văn Tâm Đoàn 75 Mat Tich nam 1974
Trung Sĩ Trương Đình Tâm Đoàn 75
Le van Tanh (Thu-Duc) ,
Nguyen Ngoc Tanh (TT 757)
Thiếu Uý Nguyễn Ngọc Thạch Đoàn 75
Thiếu Uý Trần Văn Thân Đoàn 75 Mat Tich nam 1974 tai Binh Dinh
Hoàng van Thanh T755 / 1973
Trung Sĩ Nguyễn Văn Thanh Đoàn 75
Trung Sĩ Phạm Thanh Đoàn 75 Mat Tai Thanh Pho New Orleans Louisiana
Trung Sĩ Phạm Thạnh Đoàn 75
Trung Sĩ Trần Văn Thuỷ Đoàn 75 Mat Tich nam 1972
Trung Sĩ Lê Văn Tứ Đoàn 75
Nguyen Van Tuoi Quan - Y
Mang Xay 

 Gia Dinh Thieu Uy Tran Van Than