Wednesday, December 22, 2010

Những Ngày Xưa Thân Ái


Trung Tá Ngô Đình Lưu Trưởng Toán Lôi Vũ Project Delta . 
Chỉ Huy Trưởng Đoàn Công Tác 75 / Nha Kỹ Thuật




Chị Giỏi và con gái
Thiếu Úy Giỏi Đoàn Mạnh , Hoàng Hồng và Huỳnh Văn Trung 

Saturday, November 6, 2010

Những Ngưởi Tỵ Nạn Đến Hoa Kỳ từ Miến Điện / TỪ MIẾN ÐIỆN TỚI VN, TỰ DO KHÔNG PHẢI XIN MÀ CÓ

Trong tài khoá 2010 Hoa Kỷ đã chấp nhận 2,000,000 Applications người tỵ nạn khắp nơi trên thế giới đến Hoa Kỷ sinh sống, năm 1975 Hoa Kỳ cũng đã nhận 130,000 ngưòi tỵ nạn cộng sản đến từ Việt Nam
Hình chụp Phạm Hòa và Người Tỵ Nạn từ Miến Điện tại Phi Trường LAX tháng 11 năm 2010.
Trên đường di đến Houston


TỪ MIẾN ÐIỆN TỚI VN, TỰ DO KHÔNG PHẢI XIN MÀ CÓ
                                                               
             Sau khi giành lại nền độc lập từ tay người Anh năm 1948, dân tộc Miến Ðiện những tưởng sẽ được sống no ấm hạnh phúc trong cuộc đời bình thường. Ðâu ngờ giặc xâm lăng vừa rời khỏi nước thì bè lũ quân phiệt lại nổi lên, chẳng những chúng theo đuổi siêu chủ nghĩa phát xít kiểu Nhật trước thế chiến 2, kéo vận mệnh của đất nước và dân tộc lùi lại hằng bao thế kỷ trong sự nghèo đói lạc hậu, mà còn độc tài độc đảng khủng bố áp bức sinh mạng và chà đạp lên phẩm giá của con người suốt mấy chục năm qua, trong bức màn sắt gần như cô lập với thế giới bên ngoài, bằng kẽm gai họng súng để bịt miệng mọi người không cho nói lên sự thật.
             Cũng từ đó thế giới bên ngoài đã không biết gì hay nếu có cũng chẳng qua là những tin tức mù mờ về cuộc sống lầm than đen đói cùng với xã hội điêu tàn của một nước Miến Ðiện độc tài quân phiệt vì tham nhũng và tệ nạn buôn bán thuốc phiện. Nhưng người dân Miến Ðiện không bao giờ chịu khuất phục trước bạo quyền, nên đã đổ máu rất nhiều trong những cuộc đấu tranh đòi tự do và dân chủ. Năm 1974 lợi dụng đưa linh cửu U Thant tới nơi an nghĩ cuới cùng, các vi tăng ni và sinh viên đồng bào đã biến đám tang thành một cuộc biểu tình chống quân phiệt độc tài, nên bị Ne Win ra lệnh cho quân đội xã súng vào đám đông tàn sát vô nhân đạo.
             Ngày 8 tháng 8 năm 1988, phong trào đòi dân chủ của tuổi trẻ Miến Ðiện lại bùng nổ dữ dội, cơ hồ làm rung chuyển nền móng của bọn quân phiệt cầm quyền. Cuộc xuống đường lần đó được sự lãnh đạo của chư vị tăng ni Phật Giáo. Lần nữa quân đội đã tàn sát đoàn biểu tình giết chết hơn 3000 người tham dự. Một năm sau (5-1989), lịch sử lại tái diễn tại quảng trưởng Thiên An Môn ở Bắc Kinh, bọn ác chúa bạo quyền Trung Cộng, cũng bất chấp quyền sống mạng người và dư luận thế giới, đã sử dụng xe tăng đại pháo và công an bộ đội , để trấn áp tiêu diệt chính đồng bào mình. Máu lai láng chảy ngập Miến Ðiện, chảy tràn Bắc Kinh và cũng đang nhuộm đỏ những con đường VN từ Sài Gòn ra tới Hà Nội. Ðó là những giòng máu hận uất oan khiên của người dân lương thiện bình thường, đang thi nhau đổ xối xã xuống đầu bọn lãnh tụ quân phiệt và cộng sản, để đòi lại quyền sống của con người mà báo chi VC xuyên tạc khi sử dụng hai chử ‘ khiếu kiện ‘ bảo rằng đó chỉ là những người khiếu nại kiện thưa vì tranh chấp ruộng đất..
             Rồi màn tranh giành quyền lực lại xảy ra giữa các lãnh chúa, nên trong năm đó Saw Maung, tên tướng sát thủ đã từng ra lệnh bắn giết đồng bào mình, qua cương vị tổng tham mưu trưởng quân đội Miến, đã làm một cuộc đảo chính hạ bệ và bắt giam Ne Win, thành lập một chế độ quân phiệt khác, cũng tàn bạo độc tài tham nhũng và coi mạng người như cỏ rác , được người Nhật công nhận qua cái gọi là ‘ Hội Ðồng Phục Hồi Trật Tự và Luật Pháp Quốc Gia ‘.
             Ðể ru ngủ lòng dân đang hận thù bốc cao như núi, quân phiệt lại bày trò bầu cử quốc hội nhưng khi Liên Minh Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi toàn thắng để lập chính phủ mới, thì Saw Maung lật lọng phủ nhận kết quả bầu cử và ra lệnh bắt hết những người đối lập kể cả lãnh tụ Aung San Suu Kyi. Vì bị dồn vào chân tường, hoặc đấu tranh để có tự do mà sống hay cúi mât để chết mòn như tại VN ngày nay, nên ngày 18-9-2007 toàn dân Miến đã đứng dậy, dưới sự lãnh đạo của hằng ngàn Chư Tăng-Ni Phật Giáo Miến, từ Mandalay, Chauk, Shwebo, Mongwa, Taung Dwingi, Ye Nan Chaung.. cho tới thủ đô Rangoon, nơi nào cũng có biểu tình chống quân phiệt đòi tự do dân chủ. Các cuộc biểu tình có lúc đã lên tới hằng trăm người, được báo chí thế giới ca tụng là ‘ cuộc cách mạng áo cà sa của thế kỷ XXI’ vì trong rừng người tràn ngập khắp phường phố, hình ảnh của các vị chân tu Tăng-Ni đầu trần chân đất, vận áo màu nâu hay lam chói lọi trong khoảng không gian tuyệt vời của đất trời, mà không một bức danh họa nào có thể sánh kịp được.
             Máu và xác người biểu tình thi nhau đổ xuống đất trước họng súng của quân phiệt đồng lúc với những trận chiến bọt mép cũng dữ dội tại Hội Ðồng Bảo An LHQ đang lúc nhóm họp vào ngày 27-9-2007. Cũng như lần tàn sát dân Miến biểu tình vào tháng 8-1988, lần này thì cũng như lần trước, quanh đi quẩn lại, cải tới nói lui, cũng vẵn với luận điệu đầu tiên ‘ áp lực, cấm vận.. ’ nhưng sau khi bị Trung Cộng và Nga Sô phản đối, thì tất cả gần như im re dịu giọng vì thực chất chẳng ai kể cả Mỹ, muốn làm to chuyện tại Miến, để chọc giận nhóm quân phiệt cầm quyền đuổi ra khỏi nước, thì mất quyền lợi bạc tỷ đang thu được.
             Hởi ôi đời là vậy đó, dân đen nơi nào cũng chịu chung số phận hẵm hiu nhất là tại các nước đang có nhiều tài nguyên thiên nhiên hái ra tiền như Miến và VN. Có theo dõi báo chí mới thấy được bộ mặt thật của các nước tư bản ‘ nói một đường làm một nẻo ‘.Trong biến động lịch sử tại Miến kỳ này, chính Ngoại trưởng Anh David Miliband là người to miệng nhất phản đối quân phiệt. Nhưng cũng người Anh từ tháng 5-1994 đã có gần 50 công ty lớn nhỏ đang làm ăn tại Miến, trong đó nổi tiếng có Glaxo, Premier Oil và Rolls Royce. Trong khi đó tài phiệt Mỹ còn nhanh hơn Anh đã có mặt từ trước để cạnh tranh với các nước Singapore, Nhựt, Nam Hàn và Mã Lai.. Tất cả đã trở thành những đại công ty thâm nhập vào đủ mọi lãnh vực từ dầu khí, gổ, khoáng sản cho tới dịch vụ khách sạn và nhà hàng. Sau khi Ne Win thân Nhật bị hạ bệ, Trung Cộng bắt đầu xâm nhập Miến với số vốn đầu tư kếch xù 870 triệu USD mà mục đích chính là mở con đường xa lộ nối liền Mandalay tới Vân Nam, đạt cán cân mậu dịch Miến Hoa lên tới 1 tỷ mỹ kim, trong khi Ấn Ðộ chỉ có 150 triệu USD.
             Dù Hoa Kỳ có ra lệnh cấm vận Miến Ðiện nhưng chuyện này chỉ làm trò cười cho nhóm lảnh đạo quân phiệt vì hiện nay có không biết bao nhiêu nước phương tây, Nhật kể cả khối ASEAN đang chực chờ nhảy vào đầu tư khai thác kiếm lời mà họ đã nhìn thấy từ Trung Cộng, Nga Sô.. Tóm lại tất cả đều không có hiệu lực đối với Miến ngày nay kể luôn số tiền viện trợ ít ỏi của các Ngân hàng Thế giới, bình quân mỗi đầu người chỉ có 2,5 USD/1 năm. Trong khi đó thì Liên Â, Nhật và Ấn Ðộ thì lơ lững gần như không thú vị lắm với việc ‘ hạ bệ ‘ quân phiệt ‘ để mang tự do dân chủ mà người dân Miến đã liên tục đổ xương máu đấu tranh từ năm 1974 cho tới ngày nay.

1- NHẬT BẢN KHAI SINH VÀ NUÔI DƯỠNG CHẾ ÐỘ PHÁT XÍT, QUÂN PHIỆT MIẾN ÐIỆN :
             Miến Ðiện là một quốc gia trù phú vì có nhiều tài nguyên thiên nhiên và cũng là một trong những vựa lúa lớn nhất của thế giới tại Ðông Nam Á có mức xuất cảng gạo (trước năm 1962) bằng Thái Lan và VN. Dân tộc Miến Ðiện hiền lành vì gần hết cả nước đều theo Phật Giáo. Nằm trong vịnh Bengal, phía tây bán đảo Ðông Dương, có chung biên giới với Thái Lan, Lào, Trung Hoa và Ấn Ðộ, nhiều sông ngòi, đồng ruộng, quặng mõ và rừng núi, diện tích 261.789 sq.ml hay 678.034 km2, dân số theo tài liệu của World Atlas năm 2003 là 38.541.000 người, thủ đô Rangoon (2.458.712 người) và các thành phố lớn khác như Akyan, Bassein, Inssein, Mandalay (532.895).. Người Miến gồm 4 sắc tộc chính : Miến, Mon, Pyu và Shan nói các thổ ngữ Burmese, Karen, Shan, Kachin, Kayah và English. Ðồng tiền chính là Kyat, hiện là một liên bang có 7 tiểu quốc chính và các vùng tự trị như Chin, Kachin, Karan, Kayah, Mon, Rakhine và Shan.
             Thực dân Anh xâm lăng và bắt đầu đô hộ miền Hạ Miến năm 1852 sau khi chếm được các tỉnh ven biển và miền nam Miến. Năm 1885 Anh chiếm thêm miền Bắc Miến trong đó có thủ đô Mandalay, xóa bỏ chế độ quân chủ nước này. Cuối cùng Anh thống nhất Miến và đặt thành một tỉnh của Ấn Ðộ, trực thuộc Công Ty Ðông Ấn.

            Theo các nguồn sử liệu đã được phổ biến, thì sự quan hệ giữa Miến và Nhật bắt đầu năm 1920 từ một phòng làm răng của vợ chồng viên đại úy hải quân người Nhật tên Shozo Kokobu tại Rangoon. Ðây chính là địa điểm hoạt động tình báo của Nhật, qua mục tiêu gây cuộc chiến tại Thái Bình Dương. Thời gian này toàn dân Miến đang nổi lên chống lại thực dân Anh càng lúc càng quyết liệt. Thừa cơ hội vàng ròng, quân phiệt Nhật tìm đủ mọi cách móc nối với các tổ chức nghĩa quan trên, qua trạm liên lạc chính là phòng làm răng. Năm 1940 một đại tá lục quân Nhật tên Keiji Suzuki, đóng vai phóng viên báo chí nhưng bên trong hoạt động tình báo. Chính Suzuki đã tạo nên phong trào Ðông Du, để đưa các phe nhóm cánh hữu Miến Ðiện sang Nhật mà người đầu tiên là Thein Maung, mở đầu cho Hội Hửu Nghị Nhật-Miến được thành lập tại Rangoon.
             Năm 1941 một lãnh tụ quốc gia Miến là Aung San đã từ Phúc Kiến sang Nhật lập một đầu cầu đưa người sang đây để huấn luyện quân sự về nước chống Anh. Ðó là ‘ Nhóm Ba Mươi Ðồng Chí ‘ mà thủ lảnh là Suzuki qua bí danh Bo Mogyoe hay tướng sấm sét. Tuy nhiên trong nhóm này, mầm móng chia rẽ cũng đã lộ ra từ lúc ban đầu. Ðó là nhóm chủ nghĩa quốc gia của lảnh tụ Aung San chủ trương giao dịch với Nhật chỉ là con đường vụ lợi. Nhóm còn lại gồm 8 người thì theo phe trục ‘ Ðức-Ý-Nhật ‘ mà người dẫn đầu của nhóm lúc đó là Shu Maung mới 31 tuổi qua bí danh Ne Win ‘ có nghĩa là mặt trời vinh quang, rất được Nhật tin cậy nên được theo học tình báo và giới thiệu làm quen với giới trí thức đương thời.
             Mưu đồ dành Miến Ðiện trong tay thực dân Anh của Nhật đã công khai bộc lộ từ tháng 3-1940 khi đổ bộ vào Miến để phá hoại con đường tiếp liệu, mà liên quân Anh-Mỹ mới mở để nối liền Mandalay với Vân Nam, tiếp tế cho quân Trung Hoa Quốc Gia đang chận đứng bước tiến của quân Nhật trên đất Tàu. Nhóm 30 người qua võ ‘ đơn vị đặc nhiệm ‘ đã về nước khi quân Nhật chiếm được Rangoon ngày 7-3-1942. Về sau nhìn thấy dã tâm xâm lăng của Nhật, nên phe quốc gia của Aung San quay sang hợp tác với Ðồng Minh để chống Nhật từ tháng 3-1945.
             Chiến tranh kết thúc vào tháng 9-1945 khi Nhật đầu hàng Ðồng Minh vô điều kiện. Thế nhưng sự giao hảo giữa Miến Nhật vẫn không kết thúc, sau khi lãnh tụ quốc gia Miến Aung San bị ám sát chết ngày 19-7-1947 trước khi Anh trả độc lập cho Miến năm 1948 nhưng mọi quyền hành trong nước kể cả quân đội, đều do Ne Win và phe thân Nhật nắm giữ. Từ năm 1950 tới tháng 8-1988, đã xảy ra nhiều cuộc thảm sát đồng bào biểu tình đòi dân chủ do nhóm quân phiệt Ne Win gây ra, nhưng Nhật vẫn là nước viện trợ lớn nhất và đứng đầu sổ tại Miến. Sau đó vì bị dư luận thế giới nguyền rủa nên Nhật bó buộc phải tạm thời cắt viện trợ Miến nhưng vẫn không quên con mồi béo bở đã nắm trong tay từ nhiều năm qua, nên lại viện cớ sự ra đời của cái gọi là ‘ Hội đồng tái lập luật pháp và trật tự quốc gia Miến (SLORC) ‘ để vội vã công nhận nhóm quân phiệt cầm quyền từ ngày 17-2-1990 và tiếp tục viện trợ kinh tế cho một chế độ khủng bố, đang tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa phát xít của Ðức Ý Nhật trước Ðệ Nhị Thế Chiến, từng gây bao thảm họa cho nhân loại nên đã bị diệt vong hơn 60 năm qua.
             Ðiều này cũng dể hiểu vì hầu hết các thế hệ lảnh đạo của Miến từ lớp tiền phong Ne Win cho tới thế hệ lãnh đạo thứ hai như Maung Maung (tổng thống), Tun Tin (ngoại trưởng) kể cả lãnh tụ đối lập Aung San Sau Kyi (con Aung San bị ám sát năm 1947) đều xuất thân từ lò đào tạo Nhật không nhiều thì ít, nên nếu Nhật không quyết lòng giúp đở thì chế độ quân phiệt và Ne Win đã cuốn gói ra khỏi Miến ngay từ năm 1962 chứ không phải kéo dài đến tận hôm nay để hoàng hành khủng bố bắn giết đồng bào mình không gớm tay theo kiểu Nhật, Ý, Ðức trước 1945 và CSQT sau này.
             Một hành động bỉ ổi của Nhật thường được báo chí Tây Phương nhắc nhớ chế diểu, đó việc Công ty Nihon Sekkei dùng tiền viện trợ của Nhật, thay vì giúp đở cho người dân nghèo, lại đem xây Cung Thiên Văn tặng cho Ne Win , để tên tướng độc tài dùng làm đài quan sát chiêm tinh đoán vận số của mình. Tóm lại sau nhiều năm suy sụp vì chế độ độc tài đảng trị, cũng nhờ người Nhật vực dậy bằng viện trợ nên kinh tế Miến khá hơn trước trong thập niên 1970. Sau đó đất nước lại suy sụp vào giữa thập niên 80, vì tệ nạn tham nhũng của bọn quân phiệt lảnh đạo các cấp, nên dù Nhật đã viện trợ tối đa vào năm 1986 tới 244 triệu USD nhưng không cứu nổi sự sụp đổ của các xí nghiệp quốc doanh và số nợ núi mà nhóm quân phiệt lảnh đạo vay của nước ngoài.
             Từ khi xảy ra vụ thảm sát tại Rangoon vào tháng 8-1988 , chính phủ Nhật có phần e dè về sự liên hệ với nhóm lãnh đạo quân phiệt vì dư luận chỉ trích quốc tế, nên đã đình chỉ 19 dự án đang trợ giúp nhưng vì áp lực của phe cựu quân phiệt trong nước, nên cuối cùng Nhật phải nhượng bộ. Rồi tháng 2-1989 lợi dụng tang lễ Hoàng đế Hirohito , Nhật thừa nhận chế độ quân phiệt Miến, đồng thời tăng viện trợ kinh tế cho nhóm này lên tới 9,2 tỷ Yen nếu cộng chung với việc tài trợ các dự án bằng tiền vay, tổng cộng lên tới 125 tỷ Yen. Quan trọng hơn, đây là lần thứ hai Nhật đã vì tư lợi cứu vớt một chế độ khủng bố hại dân thoát khỏi bờ vực thẳm của sự sụp đổ. Rồi để tiến tới sự độc quyền tại Miến, người Nhật lại kêu gọi các nước tập trung viện trợ cứu Miến như kiểu Ngân Hàng Thế Giới nhưng bị nhiều nước phản đối và kết tội Nhật đã ngăn cản tiến trình cải đổi dân chủ tự do tại nước này. Cũng trong năm 1989 Miến đã bán một phần tòa đại sứ của mình tại Tokyo lên tới 240 triệu USD, nói là để trả nợ cho Nhật nhưng thực chất là để mua vũ khí chống lại người dân trong nước lúc nào cũng muốn nổi dậy để lật đổ chế độ bạo tàn .
             Năm 1989 tướng Saw Maung đảo chính hạ bệ và bắt giam Ne Win, lập một triều đại quân phiệt khác qua võ ‘ Hội đồng phục vụ trật tự và luật pháp quốc gia ‘ nên dù ban hành lệnh thiết quân luật nhưng vẫn không ngăn cản nổi các cuộc biểu tình chống đối chế độ quân phiệt. Ðể xoa dịu lòng dân và dư luận quốc tế, chính phủ quân phiệt cho tổ chức cuộc bầu cử quốc hội Miến vào tháng 5-1990 với kết quả Liên minh dân chủ do bà Aung San Sun Kyi lãnh đạo đã toàn thắng với số ghế 392/489. Thế nhưng nhóm quân phiệt cầm quyền đã lật lộng, chẳng những không chịu công nhận kết quả cuộc bầu cử, lại còn bắt giam các thành phần đối lập kể cả lãnh tụ Aung San Sun Kyi cũng bị quản thúc tại gia. Năm 1992 Saw Maung từ chức vì bệnh, Than Shwe lên thay thế làm trùm cả nước từ ấy đến nay. Cũng từ đó người Nhật gần như bị mất hết những đặc quyền đặc lợi tại Miến vì Trung Cộng đã nhảy vào trám chổ, biến nước này thành một thuộc địa cung cấp nguồn năng lượng và mọi tài nguyên thiên nhiên kể cả thuốc phiện. Nhưng quan trọng nhất là Trung Cộng đã mở được con đường chiến lược từ Vân Nam ra Ấn Ðộ Dương, một ước vọng từ lâu nay mới đạt được. Nhớ đó Tàu mới thiết lập được nhiều căn cứ quân sự quan trọng bí mật trên lảnh thổ Miến, nhất là tại đảo Great Coco Island kiểm soát tàu bè các nước ra vào vịnh Bengal được coi như cửa khẩu huyết mạch của miền đông Ấn Ðộ..
             Theo sự tố cáo của Tổ chức Human Rights Watch (HRW) thì chính sáu nước Nga, Trung Cộng, Ấn Ðộ, Do Thái, Nam và Bắc Hàn đã công khai bán nhiều quân dụng và vủ khí tối tân cho quân phiệt Miến để họ có thêm phương tiện đàn áp khủng bố dân lành. Ðó cũng là lý do Nga va Trung Cộng luôn nhất định ngăn cản Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc không được có biện pháp mạnh với nhóm quân phiệt Miến, nhất là vào tháng 9-2007, gây ra cuộc thảm sát, bắn chết 13 người và làm thương vong hằng trăm người khác trong các cuộc xuống đường biểu tình chống độc tài khủng bố. Trong số những nạn nhân gục ngả hoặc quằn quại trong vũng máu, có nhiều vị Tăng-Ni và Phật Tử Miến. Hởi ôi nhìn Phật Giáo nước người sao mà tê tái qua khi nghĩ tới chuyện nước mìnhÔ nhưng không dám nói viết hay ghi một phần ngàn sự thật về nổi đời ô trọc của quê hương vì không nói được dù đang sống tại một quốc gia có quyền tự do ngôn luận như Hoa Kỳ.
             Nhưng đâu phải chỉ có 6 nước trên đã buôn bán với quân phiệt, mà còn có các hảng xăng dầu Tây Phuơng như Total (Pháp), Chevron (Mỹ) , Quốc Doanh Xăng Dầu (Thai Lan) đã nuôi sống bọn tướng lãnh cầm quyền tham nhũng hơn 500 triệu Mỹ kim hằng năm. Số tiền này sau đó nghi ngờ được Ngân Hàng Singapore tại Miến tẩy sạch để lại đầu tư làm giàu thêm qua các dịch vụ béo bở độc quyền, chỉ dành cho bọn tướng lãnh và các trùm ma tuý tai Tam Giác Vàng được nhà nước phong quan chức nên hoạt động công khai .

2- BÍ MẬT TAM GIÁC VÀNG :
              Chính thực dân Anh là thủ phạm đã đem thuốc phiện vào đầu độc dân chúng năm 1852 khi chiếm được vùng Hạ Miến Ðiện. Năm 1885 Anh làm chủ toàn thể nước Miến và cũng từ đó đem cây thuốc phiện trồng khắp lảnh thổ Miến và vùng Tam Giác Vàng, một điạ danh khét tiếng khắp thế giới về sản xuất nha phiến và héroin.
              Tam Giác Vàng hiện có dân số hơn 1 triệu người với 3000 thôn trại, gồm nhiều sắc tộc thiểu số sinh sống như Dao, Mèo, Nùng, Thái, Hợp Ni.. Tất cả đều không biết mình thuộc quốc tịch nào và hiện ở đâu, dù có chung nghề trồng và chế biến thuốc phiện. Theo ghi nhận của báo chí thì diện tích để trồng á phiện tại Tam Giác Vàng lên tới 67.000 ha, trong đó phần lớn thuộc lãnh thổ Miến Ðiện lên tới 60.000 ha, Thái Lan và Lào chỉ chiếm một phần nhỏ , mỗi nước 3.500 ha. Hằng năm sản lượng thu hoạch từ 1200-1500 tấn nhưng phần lớn của Miến Ðiện (900-1200 tấn). Tại Tam Giác Vàng việc mua bán thuốc phiện công khai từ loại nguyên chất hay đã được tinh chế thành Héroine (80-90 %) . Theo cac chuyên viên, thì cứ 10 tấn á phiện sau khi chế biến thu được 1 tấn héroine. Thuốc được chuyển đi khắp thế giới qua các đường Thái Lan, Ấn Ðộ, Trung Cộng, Lào, Kampuchia và VN. Sau đó mới phân phối sang Nhật, Ðài Loan, Úc, Liên Âu, Trung Ðông, Hoa Kỳ..
             Tại Miến Ðiện, trung tâm mua bán á phiện là thị trấn Shans được coi là nơi giao dịch, chuyển hàng và phân phối thuốc đi khắp thế giới bằng đủ mọi phương tiện gồm lừa, ngựa, người thồ và cả xe cộ của quân đội Miến. Giá cả thuốc luôn tăng theo lũy thừa tiến, từ 70-90 USD /1 kg tại chổ, sẽ tăng lên từ 20.000 USD (Thái Lan) tới 200.000 USD tai Hoa Kỳ ..
             Lúc đầu người Anh chỉ mang thuốc phiện từ ngoài đem vào bán cho tới năm 1886 mới chính thức cưởng bức người Miến trồng thuốc phiện và vận chuyển số thuốc này tới Trung Hoa để bán. Theo chân Anh, thực dân Pháp sau khi chiếm được Ðông Dương đã thỏa thuận với Anh biến ba nước Việt, Lào, Miên thành con đường vận chuyển Á Phiện khắp thế giới. Sau đó Pháp trực tiếp đem cây thuốc phiện vào trồng tại Bắc Việt và Lào, chủ yếu tại những vùng đất có người Thái, Thổ và Mèo sinh sống. Trong thế chiến II, thực dân Pháp đã liên kết với các tù trưởng địa phương để bảo vệ khu Tam Giác Vàng vì một nữa tổng kim ngạch mà Pháp thu được từ tiền buôn bán Nha Phiến. Những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, Mỹ thay Pháp tại Ðông Dương đã trực tiếp mua thuốc phiện của người Mèo tại Lào và VN, lúc đầu chỉ để sử dụng trong lãnh vực y học nhưng sau đó vì số lượng sản xuất quá nhiều nên món thuộc độc này lại sang tay các tập đoàn mua bán thuốc phiện tại Ðông Nam Á . Từ sau năm 1960 được coi như thời kỳ vàng son của Tam Giác Vàng, do ba tập đoàn thống lãnh : Dân Bản Ðịa, Lực Lượng Trung Hoa Quốc Dân Ðảng và các nhóm mua bán Á Phiện có vũ trang.

+ Quân Ðội Tưởng Giới Thạch Khai Sinh Tam Giác Vàng :
             Ngày 9-3-1950 Mao Trạch Ðông sau khi chiếm được Vân Nam từ Quốc Quân, đã mở cuộc hành quân truy sát, đuổi giết các đơn vị còn lại của Tưởng Giới Thạch, khiến hơn 800 tàn quân phải vuợt biên giới chạy vào lãnh thổ Miến Ðiện. Ðây là quân của Sư đoàn 237 do Thiếu tướng Lý Quốc Huy chỉ huy. Tại đây có Sư đoàn 93 của Ðàm Trung đã tới trước. Thế là hai đơn vị nhập lại qua danh xưng ‘ Sư đoàn phục hưng ‘ do Huy làm trưởng và Trung phụ tá với quân số gần 2.000 người. Ðội quân trên được chia thành 2 trung đoàn 707 do Huy thống lĩnh và 278 thì giao cho Trung. Từ đó Quốc Quân của Tưởng tại đây bắt đầu chỉnh đốn, chiêu mộ và hoạt động chống Hồng Quân của Mao dọc theo biên giới ba nước Trung Cộng-Thái Lan và Miến Ðiện với một quân số trên 3.000 người, được tiếp tế đầy đủ quân trang dụng từ Mỹ và Ðài Loan, nên trở thành một đao quân mạnh nhất tại Tam Giác Vàng
             Tháng 8-1950 Lý Nhĩ nguyên Tư lệnh Quân Ðoàn 8 kiêm Tỉnh trưởng Vân Nam theo lệnh Tưởng Giới Thạch từ Ðài Loan tới Tam Giác Vàng để tiếp quản và cải tổ đội quân ô hợp tại đây thành một tổ chức mới với nhiệm vụ ‘ giải phóng Vân Nam ‘.Do trên từ năm 1952, Ðài Loan không ngớt tăng cường cấp chỉ huy (700 sĩ quan) và quân số lên tới 18.500 người. Lực lượng trên nhiều lần đụng độ với Miến Ðiện và nước này (qua U Thant đang là Tổng thư Ký LHQ), đã khiếu nại với LHQ nên Ðài Loan phải triệt thoái đội quân của Lý Nhĩ về nước. Thực tế Quốc Quân chỉ rút về khoảng 6000 người và để lại Sư Ðoàn 93 giao cho Liễu Nguyên Lân chỉ huy với mục đích làm bàn đạp để Tưởng tái chiếm Vân Nam.
             Tháng 1-1961 Trung Cộng liên hiệp với Miến Ðiện tổng tấn công Quốc quân tại đây, khiến đơn vị này gần như tan rã nên Tưởng rút Lân về nước, chỉ còn để lại Ðoàn Huy Vân ở lại tiếp tục chiến đấu. Tháng 1-1964 Vân đem tàn quân đầu hàng chính phủ Thái Lan và trở thành Ðội Tự Vệ của nước này. Thực tế đạo quân của Vân không liên hệ gì tới người Xiêm mà chủ yếu là mượn đất cắm dùi để buôn bán nha phiến và làm bảo tiêu cho các băng nhóm mua bán thuốc phiện tại Tam Giác Vàng. Chính trong đoàn quân này đã xuất hiện hai vua thuốc phiện đầu tiên là La Hưng Hán và Khun Sa mà tiếng tăm cả thế giới đều biết.

            La Hưng Hán sinh năm 1934 tại Miến Ðiện, xuất thân từ hàng ngủ Quốc Quân hoạt động tại Tam Giác Vàng. Chỉ sau thời gian ngắn, nhờ thời cơ Hán leo dần lên tới vua thuốc phiện bao trùm cả vùng Ðông Nam Á. Hắn được chính phủ Miến tin dùng , giúp phương tiện cho hắn buôn bán chuyển vận ma tuý đi khắp nơi lên tới 200 tấn mỗi năm, thu được hơn 10 triệu đô la Mỹ. Năm 1973 Hán phản lại Miến nên bị nước này đuổi giết, phải chạy sang Thái Lan và bị bắt đem về Ngưỡng Quang bị tuyên án tử hình vào năm 1974 nhưng được em ruột là La Hưng Dân, tướng lãnh Miến cứu thoát vì cả hai anh em họ La đều buôn bán á phiện.
             Năm 1980 La Hưng Hán được ân xá và chính quyền quân phiệt lại sử dụng hắn để khống chế con đường mua bán độc dược chống lại tập đoàn Khun Sa đang làm vua tại Tam Giác Vàng. Tóm lại việc kinh doanh nha phiến tại đây trong thời gian suốt 45 năm qua, đã là những đồng tiền béo bở nhưng đẳm đầy máu lệ của cả nước, vẫn cứ tiếp tục chảy vào túi bọn quân phiệt để chúng nuôi sống chế độ khủng bố bạo tàn kéo dài tới ngày nay và chẳng biết tới khi nào mới chấm dứt. Ngoài thuốc phiện, bọn quân phiệt còn có rất nhiều quyền lợi thu hoạch từ các bộ lạc miền núi như gổ quý, vàng bạc, hồng ngọc.. Sự giống nhau tại Miến và VN ngày nay, là quân phiệt và cộng sản đã hợp thức hóa bọn lãnh chúa buôn lậu từ thuốc phiện tới thịt người, mở sòng bạc và buôn bán cả tài nguyên đất nước.. thành doanh nhân công khai làm việc cho nhà nước như tập đoàn Năm Cam trước đây ở Sài Gòn.

+ Bộ Tộc WA từ Săn Ðầu Người tới Sản Xuất Thuốc Phiện :
             Bộ tộc thiểu số WA sống tại miền bắc Miến, giáp với tỉnh Vân Nam hiên còn khoảng 400.000 người, bị bên ngoài cô lập vì những tập tục dã man như giết người rồi cắt đầu làm chiến lợi phẩm nhưng trên hết là những kẻ đang bị nguyền rủa vì đã mang tai họa thảm khốc tới cho nhân loại, qua nguồn cung cấp bạch phiến đứng đầu thế giới hiện nay, dù Khun Sa đã về hàng ch1nh phủ quân phiệt. Thuốc trắng tinh khiết số 4, được các kỷ sư hóa học Trung Cộng tới tận chổ bào chế và là kẻ thu hoạch hằng tỷ đô la sau cùng , chứ không phải các nông dân WA vì giá tiền mua thuốc tại địa phương chỉ bằng 1/1000 ố 1/3000 giá cả tại các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Nghèo đói bệnh tật đã khiến cho hơn 40% trẻ con WA dưới 5 tuổi chết vì số tiền thu hoạch được từ bán thuốc phiện, được bộ tộc dùng nuôi dưởng đạo quân đông tới 30.000 người, để bảo vệ vương quốc riêng của họ chống lại chính phủ trung ương Miến.

+ Hồng Ngọc : Nguồn lợi béo bở của các Lãnh Chúa Quân Phiệt Miến :
             Thung lũng Mogok chuyên sản xuất Hồng Ngọc, chạy dài trên 20 km , nằm hút trong rừng sâu thuộc lãnh thổ Miến, giáp với chân rặng Hy Mã Lạo Sơn, được giới buôn bán kim hoàn thế giới biết tới từ năm 1955.Từ cố đô Mandalay dẫn tới thung lũng Mogok không bao giờ an toàn vì bọn cướp luôn chực giết người để chiếm đoạt ngọc cũng như tiền bạc. Thung lũng nằm sâu trong rừng núi, được cấu tạo bởi một thành phần địa chất đặc biệt từ chất Corindon (Coromotum) tinh khiết hay Ngọc Lam trong suốt. Sau đó qua sự pha trộn của nhiều chất hóa học khác hợp với Titan và Thép, biến ngọc có nhiều màu trừ đỏ. Riêng chất Chrome mới tạo nên những viên Hồng Ngọc ở đây có kích thước lớn và đẹp nhất không nơi nào khác sánh kịp. Từ năm 1964 khi Ne Win tóm được quyền đã ra lệnh quốc doanh hóa 575 mỏ Hông Ngọc tại Mogok. Sau khi Ne Win bi đảo chính vào năm 1989, nhóm quân phiệt cầm quyền mới cho phép lập thêm các mỏ tư nhân bằng cách bán quyền khai thác mõ trong thời hạn 2 năm và bắt chủ mướn mỏ phải chia thêm Ễ tiền thu nhập. Một phần Hồng Ngọc sẽ được chính phủ bán đấu giá tại thị trường Emporium ở Rangoon, còn phần lớn thì theo ngõ chợ đen đi khắp thế giới.
             Ðường dây tải thuốc phiện tại Tam Giác Vàng cũng chính là phương tiện chuyển Hồng Ngọc lậu sang Thái Lan. Hiện Mogok có khoảng 100.000 dân chuyên sống về đào và buôn bán Hồng Ngọc. Yaw Sett thuộc bộ tộc Lisus có nguồn gốc Tây Tạng hiện được coi là vua Hồng Ngọc của Miến.

+ Mạch sống của chế độ quân phiệt là Ma Tuý :
             Theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ tại Rangoon cho biết tiền bán á phiện và héroin tại Tam Giác Vàng của bọn lãnh chúa sau khi được rữa đã đem dầu tư hết vào để nuôi sống nền kinh tế của bọn quân phiệt Miến suốt thập niên 90. Năm 1989 La hưng Hán (Lo Hsing Han) dùng tiền buôn bán á phiện đã rửa, dưới sự nâng đở của nhà nước để mở tập đoàn Asia World kinh doanh đủ thứ từ gổ, vàng, địa ốc cho tới dầu khí với số vốn trên 600 triệu đô la thu lợi nhuận hằng triệu mỹ kim mỗi năm.Tập đoàn của La ngày nay được hưởng hầu hết đặc quyền đặc lợi của chính phủ quân phiệt ở khắp lãnh thổ Miến, chiếm 15 % tổng số vốn đầu tư .

            Trong khi đó tại một thung lũng rộng ở phía đông bắc Lashio là giang sơn thuốc phiện của Pen Jiaheng. Riêng Khun Sa vua thuốc phiện sau La Hưng Hán, từ khi về với quân phiệt, cũng được sống cuộc đời giàu sang tại Rangoon với nhiều cơ sở làm ăn bạc triệu trong đó có công ty chuyển vận Good Shan Brother với một hệ thống xe buyt nối liền Ngưởng Quang và Mandalay.
             Nhưng mặc dù chính phủ quân phiệt luôn chối là không còn trồng cũng như buôn bán thuốc phiện. Thật sự chúng chỉ đổi phương tiện và con đường chuyển vận mà thôi. Hiện Tam Giác Vàng vẫn sản xuất 3000 tấn thuốc phiện mỗi năm, chiếm 60% lượng cung cấp cả thị trường thế giới. Trước đây héroin từ Miến sang Thái Lan và Vân Nam rồi chuyển đi khăp nơi. Nay thì bọn buôn lậu đã đổi hướng, dùng quốc lộ 39 của Ấn Ðộ, chạy dọc theo biên giới Ấn-Miến dài 1643 km, qua những khu rừng già dưới rặng Hy Mã Lạp Sơn, không ai có thể kiểm soát được. Ðặc biệt bọn buôn lậu ngày nay mang thuốc phiện từ Tam Giác Vàng tới biên giới Ấn và mua các hóa chất tại đây để tinh chế thành héroin vừa rẽ lại tiện lợi. Sau đó bột trắng được tiêu thụ khắp các thành phố lớn tại Ấn, Tích Lan. Hồi Quốc, Trung Ðông, Âu Châu và Hoa Kỳ. Tham gia vào việc buôn ban này ngoài viên chức và quân đội Miến còn có chính quyền Ấn ở các tiểu bang miền đông. Tóm lại nói gì chăng nữa thì lượng sản xuất thuốc phiện tại Miến Ðiện cứ tăng trưởng hằng năm trên 10%. Góp phần vào việc chuyển vận ma tuý khắp thế giới là các tổ chức của người Wa và Shan cùng với quân đội Miến .

            Hiện nay Lâm Minh Hiển là vua mới sản xuất Heroin tại Tam Giác Vàng và cả Miến Ðiện, thay thế La hưng Hán và Khun Sa. Phạm vi hoạt động của trùm ma tuý này hết sức rộng lớn, trải dài từ miền đông Miến tới Vân Nam, Lào, Kampuchia và VN. Có sự khác biệt giữa Khun Sa và Hiển, đó là Khun Sa thì buôn bán bí mật trong rừng sâu, trái lại tập đoàn của Hiển thì công khai khắp Miến Ðiện vì Hiển được được tập đoàn quân phiệt cầm quyền Rangoon bao che và hợp tác làm ăn. Hiển sinh năm 1950 tại Miến mang hai dòng máu Tàu và Shan. Tóm lại nạn buôn bán Bạch Phiến trên thế giới có thể hy vọng chấm dứt được khi chế độ quân phiệt của Miến bị tiêu diệt vì hiện tại vua thuốc phiện Lâm minh Hiển được phong chức ‘ đại biểu của đại hội chế định Hiến pháp Miến ‘.Do đó tập đoàn thuốc phiện vẫn ung dung sống ngoài vòng pháp luật, trước sự bất lực của thế giới trong đó có Hoa Kỳ

3  PHẬT GIÁO MIẾN ÐIỆN :
             Từ trên phi cơ nhìn xuống đất nước Miến Ðiện, điều mà du khách cãm nhận đầu tiên là hình ảnh của ruộng đồng cò bay thẳng cánh xen lẫn với đồi núi muôn trùng và chùa chiền mọc lên khắp nơi trong nước. Xưa nay khi đề cập tới đất nước này, trước tiên là phải nói tới sức mạnh của Phật Giáo, chẳng những ảnh hưởng to lớn tại Miến Ðiện mà còn bao trùm khắp lịch sử các nước Á Châu trong đó có Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Tây Tạng, Mãn Châu, Mông Cổ, Ðài Loan,Việt Miên Lào, Thái Lan và Tích Lan. Ðiều này cũng dể hiểu vì căn cứ vào truyền thuyết, thì trước khi nhập niết bàn, Ðức Phật Tổ Như Lai đã bốn lần tới truyền đạo tại Miến mà huyền tích nay vẫn còn in đậm tại rặng núi đá Saccabandha. Ðây là chốn linh thiêng nhất của Phật Giáo Tiểu Thừa Miến Ðiện, bao đời được các vị vua chúa thuộc các sắc tộc Burma, Mon, Pyu, Shan và toàn dân cả nước kính trọng tôn thờ.
             Cái nôi đầu tiên của Phật Giáo là miền trung lưu vực sông Hằng và bành trướng mạnh mẽ vào thời vua Asôca của vương quốc MauryaÀ, đông tới Miến Ðiện, Tích Lan, tây tới tận Syria,Ai Cập, phía bắc tới Ba Tư,Trung Á rồi từ đó theo con đường tơ lụa vào Trung Quốc, truyền sang Cao Ly, Nhật Bản,Việt Nam. Tại phương Nam, Phật Giáo chủ yếu là Tiểu Thừa từ Tích Lan vào Miến Ðiện,Thái Lan,Lào,Phù Nam,Chân Lạp, Vân Nam. Mặt khác Phật Giáo Ðại Thừa cả Tiểu Thừa cũng theo con đường tơ lụa trên biển truyền sang các tiểu quốc trên đảo Sumatra,Java,Bali.. thuộc Nam Dương và chính từ đó Phật Giáo Ðại Thừa mới truyền vào Vương quôc Chiêm Thành từ thế kỷ thứ IV (STL) nhưng thật sự khởi sắc và phát triển rực rở vào thế kỷ thứ X (STL).
             Phật Giáo Tiểu Thừa truyền vào Tích Lan từ thế kỷ thứ III TrTL, lập phái Ðại Tự ghi chép kinh điển PG khẩu truyền bằng văn tự địa phương. Ðầu thế kỷ thứ I STL, Hòa Thượng Pháp Hi lập thêm phái Vô Úy, thế kỷ thứ IV có thêm phái Kỳ Ða Lâm nhưng quan trọng nhất là việc nhà sư Ấn Ðộ tên là Giác Âm vào thế kỷ thứ V tới đây chú thích các kinh điển Phật Giáo, trong đó có Tăng Già La của Tam Tạng và biên soạn thêm Thanh Tịnh Ðạo Luận.. tất cả đều bằng tiếng Phạn-Pali. Từ đó Phật Giáo Tiểu Thừa được hệ thống hoá và truyền khắp Nam Á tới ngày nay.
             Từ cuối thế kỷ thứ XIX, Ðạt Ma Bà La lập Ðại Bồ Ðề, dấy lên phong trào chấn hưng và bảo vệ các di tích cổ xưa của Phật Giáo, biên soạn kinh điển bằng tiếng Pali, càng làm cho Phật Giáo Tiểu Thừa thêm rực rỡ ở Nam Á. Năm 1945, Tích Lan độc lập và PG tiểu thừa trở thành quốc giáo với môn đồ chiếm hơn 94%, chùa chiền có trên 5600 ngôi khắp cả nước.
             Tại Miến Ðiện, buổi đầu Phật Giáo Ðại Thừa và Kim Cương Thừa rất thịnh hành. Giữa thế kỷ XI ( STL), đời vua Anawrahta, thuộc vương triều Pagan, thống nhất Miến Ðiện và trở thành một quốc gia sùng bái Phật Giáo tiểu thừa, xây dựng hàng loạt chùa chiền, trong đó nổi tiếng nhất là Chùa Vàng Cung Thụy Hải còn truyền tới ngày nay. Năm 1557, quốc vương Bayingnaung , thuộc triều đại Tangku, đúc chuông lớn có khắc kinh văn bằng tiếng Pali,Miến và Thái tự để truyền thế. Các vị vua đời sau tiếp tục coi Phật Giáo Tiểu Thừa là quốc giáo, dựng Tháp Phật Ða Lộc, tu sữa Chùa Vàng, thu tập lại các văn bia của Phật Giáo, hiệu đính lần thứ 5 kinh Tam Tạng và đem khắc lên 729 bia đá, làm thành một bộ kinh điển độc nhất vô nhị trên thế giới.

            Là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nổi tiếng của nhân loại, ngôi chùa vàng (Shwedagon) với tháp chuông cao ngất ẩn hiện giữa bầu trời thủ đô Rangoon, bao đời vẫn được người Miến trang trọng coi đó là một biểu tượng kiêu hãnh của dân tộc mình về sự dũng cảm và lòng tôn kính đối với Ðức Phật Thích Ca như một bổn phận thiêng liêng tại đất nước này. Thánh tích được dựng trên ngọn đồi Singuttara là phần cuối của rặng núi Pegu Yomas , được bao bọc bởi rừng dừa xanh ngắt và tường vôi bên ngoài. Theo truyền thuyết cách đây hơn 2000 năm có hai thương nhân thuộc vương quốc Môn Okkala hành hương ở Ấn Ðộ về, đã dâng cúng cho nhà chùa 8 sợi tóc của Ðức Phật Thích Ca để thờ phượng. Khởi đầu chùa xây bằng gạch cao 9 m sau đó theo thời gian được Phật tử và các vị vua chúa sùng đạo tiếp nối xây dựng càng ngày càng bề thế đẹp đẽ như bây giờ. Theo tài liệu lưu trữ cho biết từ khi chùa được dựng lên tới nay, đã trải qua 8 lần bị hư hại sụp đổ vì động đất nhưng lại được trùng tu và trang trí càng lúc càng đẹp mới hơn trước, để muôn đời xứng đáng là một thánh tích cổ xưa và nổi tiếng nhất của Phật Giáo trên hoàn vũ.
             Chùa dựng trên một nền vuông cao với 175 bậc thang xây bằng đá trắng, chính giữa là một bảo tháp hình quả chuông thờ bảo vật của Ðức Phật Như Lai. Năm 1362 Nữ vương Shisawbu xây tháp cao lên 22m và mở rộng phạm vi chùa. Năm 1774 Quốc vương Sinbyushi Ava nâng tháp cao tới 106m như hiện tại. Từ đó chùa cũng được tái tạo rất rộng rãi với chu vi 426 m, chung quanh có 64 ngôi chùa nhỏ bao bọc, với cùng một lối kiến trúc cửa hình bán nguyệt, mái lợp ngói đỏ xếp chồng lên nhau như vãy rắn, trong điện thờ đủ các vị Phật với tư thế nằm đứng ngồi.. Tượng được tạc bằng đồng đen, đá trắng, cẩm thạch.. được mạ hay thiếp vàng. Nhiều di tích lịch sử vẫn còn nguyên vẹn trong ngôi chùa cổ kính này như Ðồi Máu (Thewezekan) nơi vua Amirulda đã rữa kiếm sau khi chiến thắng quân thù. Kế bên là Giếng Ngọc mà người xưa từng lấy nước ở đó để gội tóc của Ðức Phật trước khi đặt vào bảo tháp. Trước chùa còn có cây Pippal được chiết từ cây bồ đề mẹ ở Ấn Ðộ , nơi Ðức Như Lai đắc đạo. Chùa còn có một đại hồng chung lớn nhất thế giới, được Quốc vương Singumin đúc năm 1778 nặng 27 tấn. Sau đó chuông được vua Tharrawaddy tân trang lên tới 42 tấn vào năm 1841. Nhưng vĩ đại hơn hết vẫn là ngôi bảo tháp sừng sững giữa trời. Toàn tháp được mạ vàng y óng ánh có chiều cao 49 m, đứng trên chiếc nền cao 1m. Ðặc biệt là phần chóp tháp được kiến trúc như củ hành tây cao 17m, phía trên là hai tòa sen và một cái lọng 7 tầng cao 10 m đúc bằng sắt được mạ vàng. Chung quanh chiếc lọng có gắn 5448 viên kim cương cùng 2000 viên hồng ngọc và ngọc thạch. Ngoài riềm lọng còn được gắn thêm hằng ngàn chiếc khánh nhỏ bằng vàng và bạc ngân vang theo từng cơn gió thổi. Cuối cùng trên chót tháp là một trái cầu mạ vàng Seinbu có đường kính 0,25m được gắn 5000 viên kim cương và 1500 viên bảo thạch . Tóm lại chỉ riêng bảo tháp, các vị vua chúa nữ hoàng và Phật tử Miến Ðiện đã cúng dường một số vàng trên 30 tấn và đã sử dụng hơn 400.000 mét khối đá gạch.
             Năm 1826 Anh chiếm Miến Ðiện và đã để lại cho quốc gia này biết bao nhiêu hậu quả đau thương, từ việc bị mất đất đai cho tới niềm tự hào dân tộc . Cũng từ đó đế quốc Miến coi như tan rã, các thuộc địa Tenasserim, Arakan, Assam, Manipur kể luôn tỉnh Pegu thuộc lãnh thổ Miến đều thuộc Công Ty Ðông Ấn của Anh, kết liểu triều đại cuối cùng Alaugpaya năm 1885. Nhưng dù đất nước bị người Anh chia cắt và đem sáp nhập vào Ấn Ðộ, người Miến vẫn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Phật Giáo. Chính vua Mindon vào năm 1857 đã dời đô từ Amarapura tới Mandalay (Hoàng thành) và biến nơi này thành một trung tâm chính của Phật Giáo, đã làm sống lại thời huy hoàng cũng như bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của quá khứ. Trong các công trình xây dựng còn hiện hữu tới nay là khu chùa Kuthodaw , gồmmột ngôi chùa chính và 733 ngôi chùa nhỏ bao quanh, trong đó quan trọng nhất là bộ kinh Tam Tạng (Tripitaka) viết bằng tiếng Pali, khắc trên những tảng đá trắng thẳng đứng.
             Do những công trình vĩ đại trên nên vua Mindon đã được người Anh lẫn dân chúng yêu mến và đặt vào địa vị quan trọng nhất trong lịch sử cải cách Phật Giáo Miến Ðiện. đưa tôn giáo này trở thành quốc giáo cả nước. Chính sách của vị vua này về sau được Thủ tướng U Nu ứng dụng , biến Miến Ðiện thành một quốc gia Phật Giáo và Phật Học Thế Giới. Tóm lại Phật Giáo là tôn giáo chính thức của Miến Ðiện , được toàn dân cả nước cũng như tât cả các vị vua chúa các triều đại kể từ vua Anawrahta xứ Pagan năm 1044 tới ngày nay. Do đó sự xóa bỏ chế độ quân chủ tuy có làm thay đổi địa vị của Phật Giáo trong chính quyền nhưng tuyệt đối vẫn duy trì trong tâm khảm của dân chúng dù họ không phải là Phật Tử. Ðó là lý do qua hai cuộc nổi dậy của người dân Miến đối đầu với chế độ quân phiệt độc tài vào năm 1988 và mới đây trong tháng 9-2007, đều do các vị Tăng-Ni lãnh đạo .
             Ðọc lịch sử Ðông Nam Á của D.G.E. Hall qua những trang huyết sử viết về dân tộc anh hùng Miến Ðiện, ta mới thật sự cúi đầu kính phục và ngưởng mộ quý vị tăng ni ở đất nước này, xứng đáng được người đời xưng tụng vì tư cách đạo đức cùng với lòng ái quốc không hề nhuốm mùi thế tục. Hởi ôi có đọc sử mới biết được ở trên cõi đời này còn có những vị chân tu đầu trần chân đất sống nhờ sự bố thí hằng ngày của thiên hạ. Thế nhưng suốt dòng lịch sử Miến, từ những ngày đất nước bị rơi vào ách đô hộ của thực dân Anh, chính họ mới thật sự là những anh hùng nam nữ dám đối mặt hiên ngang chống lại kẻ xâm lăng khi trong tay chỉ có chuổi bồ đề, manh áo lam-nâu và đạo đức tuyệt vời của người tu sĩ. Không như người Tàu cứ trơ mắt ếch nhìn các nước Tây Phương nhất là Anh, Nhật khinh khi hạ nhục, thậm chí còn yết bảng cấm ‘ người Hoa và chó’ không được bén mảng vào những nơi chốn công cộng ở khắp các tô giới thời liệt cướng xâu xé đất nước này. Trái lại tại Miến chính các vị Tăng-Ni Phật Giáo mới chính là những nam nử anh hùng, họ là kẻ sĩ dám hiên ngang đối mặt với bọn ngoại xâm để quyết tâm giữ thanh danh cho dân nước và tư cách tri thức siêu phàm của người tu sĩ quên đời, quên người, quên vòng danh lợi lẩn quẩn để xứng đáng khi đối măt với Phật Tử và thế nhân, qua hai tiếng thân thương ‘ Bần Tăng, Bần Ni ‘ như một bảng hiệu bảo đảm vàng mười.
             Năm 1919 chỉ với lý do bọn du khách Anh ngang nhiên mang giầy vào chùa trái với luật cấm, nên tăng lử chùa Eindawya đã dám dùng vũ lực để đuổi họ ra khỏi chùa. Kết quả thực dân Anh đã tuyên án tù chung thân cho vị sư trưởng nhưng cũng từ đó Phật Giáo đã trở thành ngọn đuốc thiêng dẫn đường khai lối cho toàn dân Miến đứng dậy đánh đuổi ngoại xâm. Suốt cuộc chiến, đã có hàng ngàn hằng vạn xác người thi nhau gục đổ trên con đường cứu quốc, trong đó máu của tăng ni không sao đếm hết. Họ chết vì súng đạn tra tấn tù đày hay như Ðại sư U.Wisara tuyệt thực tới chết, để phản đối chính sách khủng bố đàn áp của thực dân .
             Dù gì chăng nữa thì Cuộc Cach Mạng Thế Kỷ của người Miến do Phật Giáo Lãnh Ðạo chông lại bạo quyền khủng bố, cũng đã đi vào lịch sử và lương tâm nhân loại. Sự thành công sớm muộn gì cũng phải đến như bài học Ðông Âu năm 1989.

            Tóm lại trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi sự khủng bố của chủ nghĩa phát xít quân phiệt và cộng sản tại Ðông Âu lúc trước và Việt Nam-Miến Ðiện ngày nay, đều là những chế độ bù nhìn do ngoại lai áp đặt (Nga, Trung Cộng, Hoa Kỳ, Nhật, Tây Phương), nên bị đồng bào trong và ngoài nước kể cả nhân loại căm ghét khinh hờn. Lần trước Ðông Âu may mắn nhờ Liên Xô đứng ngoài không can thiệp và khối Tây Phương nhất là Hoa Kỳ không thọc gậy bánh xe hưởng lợi. Lần này VN và Miến Ðiện sẽ không bao giờ có được sự may mắn gần như huyền thoại của Ðông Âu. Nói một cách trắng trợn không cần úp mở, vận mệnh của Miến và VN ngày nay không còn thuộc thẩm quyền của chính quyền hay dân chúng, mà do sự định đoạt của những lái súng con buôn thuộc các siêu cường Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Cộng, Ấn Ðộ và Nhật Bản, những nước đang nắm quyền sinh sát của cái được gọi là Liên Hiệp Quốc bù nhìn. Những giọt nước mắt cá sấu của Anh-Mỹ-Pháp-Nhật .. từ năm 1988 tới 2010 về vấn đề nhân quyền, dân chủ tại MIến-Việt và nhiều nước nhược tiểu khác trên thế giới, chẳng qua chỉ là màn kịch ‘ tự do, dân chủ ‘hào nhoáng bịp người, nhưng hiện giờ đâu còn ai để ý hay tin tưởng đối với những con buôn lái súng quốc tế, nói một đường làm một nẽo.
             Miến Ðiện và VN đều cùng là quốc gia Á Châu đã có một nền văn minh cổ lâu đời, lại chung một tín ngưởng Phật Giáo từng bị ngoại bang xâm chiếm và cả hai đã phải trường kỳ đổ máu mới có được nên độc lập ngày nay. Cũng vì vậy nên trong suốt giòng sông lịch sử, Phật Giáo của hai dân tộc Miến-Việt luôn đặt sự tồn vong của mình trong sự hiện hữu của đất nước và dân tộc. Ðó chính là lý do mà hằng ngàn chư tăng ni đã bước ra khỏi cửa chùa, tạm quên lơi kinh tiếng kệ, để hòa chung với hằng trăm ngàn đồng bào cả nước, biểu tình phản đối nhà cầm quyền quân phiệt Miến Ðiện vào tuần trước, phải trả lại tự do dân chủ và quyền sống cho mọi người, bất châp sự tàn ác dã man của chính quyền khi ra lệnh cho quân đội, công an bắn giết.

             Cho nên tự do cho không là tự do dõm, phải đổ máu đấu tranh như Miến Ðiện hay VN ngày nay mới hy vọng có được. Ðó là một chân lý nhưng cớ sao vẫn còn nhiều người không tin là sự thật ? 

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di      
Tháng 11-2010
MƯỜNG GIANG   

Wednesday, November 3, 2010

Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất và Phạm Hòa NKT / 50 Năm TL-BDQ



Dai Ta Pham Duy Tat duoc vinh thang Chuan Tuong do Tong Thong NGUYEN VAN THIEU vinh thang vao ngay 11/03/1975 va de cu Chi Huy Truong cuoc rut quan ra khoi Pleiku cua Quan Doan II/QK2 vi luc do Tu Lenh QDII/QK2 la Thieu Tuong Pham Van Phu phai di hop tai Saigon khong chi huy cuoc rut quan, Tu Lenh Pho thi chi huy tiep nhan QDI/QKI tai Nha Trang.Tuy nhien viec vinh thang chua duoc to chuc gan lon.
Nguyen Van Nhu DCT75

Thursday, September 2, 2010

Những Câu Chuyện Thật Cãm Động

- Thiếu Úy Nguyễn Cao Sơn, Trưởng Toán Strata 112 trong Công tác xâm nhập miền Bắc và bị bắt làm tù binh và bị giam giữ tại miền Bắc trên 20 năm, sau này anh định cư tại San Diego California, trong những ngày cuối đời anh chuyển đạt nguyện vọng của mình đến gia đình và mong muốn được phủ Quốc Kỳ VNCH trên quan tài của mình.

Trong những năm tù đày tại miền bắc ngưòi em gái của anh thường xuyên thăm nuôi anh khi có cơ hội, mỗi lần gặp nhau chỉ trong giây phút rồi chia tay, trước khi anh hấp hối phải qua vượt bao khó khăn thủ tục giấy tờ cuối cùng ngưòi em gái anh Sơn được chính quyền Cộng Sản Việt Nam cho phép chị đi thăm anh mình lần cuối. Cùng niềm ao ước của chị là muốn anh của mình được phủ lá Quốc Kỳ VNCH thân yêu.
Khu vực San Diego chỉ có 1 thành viên NKT duy nhất là Cựu Đại Úy Lê Văn San Đoàn Công tác 71, chúng tôi đã liên lạc được anh em CQN San Diego và Hội SVSQ Trừ Bị Thủ Đức thực hiện lễ phủ kỳ với điều kiện Cựu Đai úy Lê Văn San là người Đại Diện cho Gia Đình Nha Kỹ Thuật.
Buổi lễ diễn ra thật trang trọng từ việc phủ Quốc Kỳ cho đến Thu Kỳ và trao điếu văn cho gia đình.
Người em gái anh Sơn tâm sự “điều may mắn cho chị là được đi Hoa Kỳ để thăm ngưòi anh trai lần cuối, và là nơi duy nhất chị được chứng kiến lễ Phủ Quốc Kỳ VNCH và làm lễ chào Quốc Kỳ cho người anh yêu dấu của mình, thật toại nguyện và cám ơn vô vàng cho những gì chị được chứng kiến và làm nhân chứng”.










Wednesday, August 25, 2010

Thành Kính Phân Ưu


Nhận được tin buồn thân mẫu anh Phan Tuấn Kiệt cựu Hội Trường Hội Aí Hữu Nha Kỹ Thuật California vừa quá vãng tại Cần Thơ Việt Nam , thành thật chia buồn cùng anh và Gia Đình . Nguyện Xin Hương Linh Cụ Bà sớm về cỏi Niết Bàn.

Thành Kính Phân Ưu




Phạm Hòa và Gia Đình

Friday, August 6, 2010

Link to WESITE

De tim hieu va giai-tri nhung khi nhan roi. 
 
Danh sach mot so websites linh tinh:
Nhu nhac, tai lieu lich su, van hoa v.v
Quy vi nen luu tru de doc tu tu. 
 
1. Nhân chứng CIA: Năm 1973 Hànội chấp nhận đầu hàng
http://www.saigonec ho.com/main/ video/hoso/ 12876-myvietnam. html  
2. Lịch Sử Việt Nam bằng Tranh và hai thứ tiếng Việt Anh cho con cháu chúng ta:
http://www.vietlist .us/VietHistory/ Index.htm

3. Dạy Học Tiếng Việt các Con Cháu:
http://www.hoctieng viet-online. com/

4. Hình ảnh Việt Nam Xa Xưa
Hình Ảnh Việt Nam Ngày Xa Xưa

5. 100 bản nhạc Pháp bất hủ.  

6. Xem Âm Lịch Việt Nam
http://www.informat ik.uni-leipzig. de/~duc/amlich/

7. Au bout du monde en Indochine (phim)
http://www.dailymot ion.com/swf/ k5qCwpBJtzuX0L96 Bo&explicit=0&mc=0%22%20width= %22420%22% 20height=
%22336%22%20type= %22application/ x-shockwave- flash%22% 3E
 
8. Thằng Gù trong Nhà Thờ Đức Bà Paris (Video Ca Múa) hát tiêng Pháp, phụ đề tiếng Anh:
http://www.youtube. com/watch? v=aBXeXBpTVOk&feature=related
 
9. Phim Chiếc Lá Thời Gian:
http://www.persepho ne.umd.edu/ loc/movie. html
 
10. Video Nhạc ngoại quốc hay: SOS (Abba) --- The Rose

11. Au bout du monde en Indochine (phim)
 
12. Water Cure: A life saving gift from F. Batmanghelidj M.D., one of his greatest books! Download it at no cost.
Learn why the causes of most so-called incurable diseases are nothing but symptoms of a weak immune system


13. Tienanmen Massacre (phim dài 1 tiếng hơn)
 
14 Việt Nam Quê Hương Tìm Lại (10 Tập)

Tập 01- Hà Nội, Hà Đông, Tam Cốc (sample)
http://huyhamedia. com/VNQHTL1. html
Tập 02- Bích Động, Hoa Lư, Chùa Hương, Sài Gòn (sample) http://huyhamedia. com/VNQHTL2. html
Tập 03- Đa Lạt Ngày Tháng Cũ (sample clip) http://huyhamedia. com/VNQHTL3. html
Tập 04- Trên Những Nẻo Đường Miền Trung (sample) http://huyhamedia. com/VNQHTL4. html
Tập 05- Bên Này Bến Hải (sample) http://huyhamedia. com/VNQHTL5. html
Tập 06- Vũng Tàu Ngày Trở Lại (sample) http://huyhamedia. com/VNQHTL6. html
Tập 07- Sài Gòn, Thành Phố Trong Hồi Tưởng (sample)
http://huyhamedia. com/VNQHTL7. html


Tập 08- Về Miền Tây: Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ (sample)
http://huyhamedia. com/VNQHTL8. html


15. Download Kim Vân Kiều ÐÀM DUY TẠO Giào đính và tường giải (23 tháng 11 là hạn chót download) :

 
http://www.megauplo ad.com/?d= ZBVJKACY

16. Software đánh máy tiếng Việt:
DU LICH - TU NAM RA BAC - 16B OF 21 - HA NOI
DU LICH - TU NAM RA BAC - 16C OF 21 - HA NOI
DU LICH - TU NAM RA BAC - 17A OF 21 - SAPA
DU LICH - TU NAM RA BAC - 17B OF 21 - SAPA
DU LICH - TU NAM RA BAC - 17C OF 21 - SAPA
và trở lại DU LICH - TU NAM RA BAC - 19 OF 21 - HOI AN
DU LICH - TU NAM RA BAC - 20 OF 21 - DA NANG
DU LICH - TU NAM RA BAC - 21 OF 21 - LOI KET
 
19. Một đoạn phim ca nhạc đấu tranh
http://www.youtube. com/watch? v=cGcI_NpkBlQ&feature=related

 
 
21. Web Site video âm nhạc với hàng triệu triệu video nhạc cuả tất cả các nước trên thế giới ,kể cả video nhạc VN . Web này được thành lập bởi một cậu bé chỉ mới 15 tuổi tên là David Nelson.
Xin bấm vào www.
muziic.com , đánh tên nhạc sĩ , ca sĩ vào chỗ  search là sẽ có ngay tất cả những video của ca sĩ hay nhạc sĩ mà mình đang muốn tìm, những video đã được đưa vào You Tube đều có tại web này . Ví dụ tôi muốn nghe Dalida hát bài Bambino thì tôi chỉ đánh tên Dalida là có ngay, nếu tôi đánh tên Ý Lan là sẽ được tự chọn những bài hát mà tôi thích ....nói chung là video nhạc gì cũng có ......Tây, Tầu, Ấn Độ, Mỹ, Pháp
 
22. Nhạc Giã Từ Việt Nam sau 30 Tháng Tư 1975
Bấm vào SÀI GÒN THƯƠNG NHỚ  để nghe toàn bộ 20 bản nhạc

 hay bấm vào tên từng bản nhạc sau đây để nghe:
1.
Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh & Duy Khánh
2.
Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt - Nhạc, lời, trình bày: Nam Lộc 3. Một Lần Đi - Nhạc, lời, trình bày: Nguyệt Ánh
4.
Sài Gòn Thành Phố Kỷ Niệm - Thơ: Vũ Hối - Diễn ngâm: Thúy Vân
5.
Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương - Nhạc: Nhật Bằng - Ý thơ: Nguyễn Thị Ngọc Dung
     Hòa âm: Nguyễn Ngọc Châu - Tiếng hát: Thái Phượng
6.
Nhớ Em Một Ngày Nắng Sài Gòn - Nhạc, lời: Thanh Trang - Tiếng hát: Quang Tuấn
7.
Biết Bao Giờ Trở Lại - Nhạc, lời: Ngô Thụy Miên - Tiếng hát: T. Thái Hòa
8.
Nhớ Sài Gòn - Nhạc, lời: Phạm Anh Dũng (CA) - Tiếng hát: Xuân Thanh
9.
Những Con Đường Thành Phố Tôi Yêu - Nhạc, lời: Thanh Trang - Tiếng hát: Tâm Hảo http://cothommagazine.com/nhac/lyrics/Mua1.jpg
10.
Sài Gòn Chiều Mưa - Nhạc, lời: Trần Chí Phúc - Tiếng hát: Quỳnh Hương

11.
Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn -Nhạc: Phạm Đình Chương-Thơ: Du Tử Lê-Tiếng hát: T. Thái Hòa
12.
Sài Gòn Mưa Nắng - Nhạc, lời: Khanh Phương - Tiếng hát: Hạnh Nguyên-Tuấn Huy
13.
Sài Gòn Một Thoáng 30 Năm - Nhạc, lời, trình bày: Trần Chí Phúc
14.
Sài Gòn Niềm Hy Vọng - Nhạc: Phan Anh Dũng - Ý thơ: Trần Quốc Bảo 
         Hòa âm: Nguyễn Ngọc Châu - Tiếng hát: Tâm Hảo
15.
Sài Gòn Gần, Sài Gòn Xa - Nhạc: Trần Thiện Thanh - Thơ: Vũ Hối - Tiếng hát: Nhật Trường
16.
Sài Gòn Trong Tôi - Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện - Tiếng hát: Hồng Mơ
17.
Ghé Bến Sài Gòn - Nhạc: Văn Phụng - Hòa âm & đàn: Nguyễn Ngọc Châu
18. 
Em Vẫn Mơ Một Ngày Về - Nhạc, lời, trình bày: Nguyệt Ánh
19.
Sài Gòn Nhớ, Sài Gòn Thương - Nhạc: Thanh Trang - Tiếng hát: Vũ Trung Hiền
20.
Bên Bờ Đại Dương - Nhạc, lời: Hoàng Trọng - Tiếng hát: Hoàng Cung Fa
 
23. Mục Lục Quân Sử VNCH
(NS Ðoàn Kết và Tác Giả giữ bản quyền.
Ðược quyền trích đăng; yêu cầu ghi rõ tên tác giả và xuất xứ. Cám ơn.)
SVN Navy Coastal Security Service: The Gulf Raiders - (Trần Đỗ Cẩm) Error! Filename not specified.Thiết Giáp QLVNCH Tại Hạ Lào: Dấu Chân Chiến Mã ... - (Trần Đỗ Cẩm) Error! Filename not specified.Vì Sao Tân Cảnh Thất Thủ? - (Cựu Đại Tá Hà Mai Việt) Error! Filename not specified.Đảo Chánh Ngày 1/11/1963 - (Phạm Bá Hoa) Error! Filename not specified.Mặt Trận Ban Mê Thuột - (Phạm Huấn) Error! Filename not specified.Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 Ngày 17/3/1975 - (Phạm Bá Hoa) Error! Filename not specified.Thung Lũng Iadrang - (Hà Kỳ Lam)Trận Làng Vei (Phần 1) - (Trần Ðỗ Cẩm)Trận Làng Vei (Phần 2) - (Trần Ðỗ Cẩm)Trận Làng Vei (Phần 3) - (Trần Ðỗ Cẩm)Trận Làng Vei (Phần 4) - (Trần Ðỗ Cẩm) Trận Làng Vei (Phần 5) - (Trần Ðỗ Cẩm) Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa - Bình Thuận - (Hồ Ðinh)Vết Xích Chiến Xa Trên Ðất Kontum - (Lê Quang Vinh - Chi Ðoàn 1/8)Hổ Cáp - Gia Ðình 9 Kỵ Binh - (Hổ Cáp Trần Hữu Thành) Cuộc Ðổ Bộ Trong Lòng Ðịch - (Trung Tá Nguyễn Ðăng Hòa) Hải Long, Mặt Trận Miền Ðông Phan Thiết - (Mường Giang) Ðịa Phương Quân & Nghĩa Quân Bình Thuận - (Mường Giang) Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần - (Nguyễn Lý Tưởng)Tướng Trần Thiện Khiêm ... - (Trần Ngọc Giang)Trận Ðánh Cuối Cùng Của Thiếu Sinh Quân ... - (Nguyễn Anh Dũng & Lâm A Sáng)Trung Úy Sơn - (Charles Kuralt - Hoàng Mai Ðạt chuyển ngữ)Mùa Xuân Không Ðến - (Lê Bình)Nguyên Văn bản Hiệp Ước Biên Giới Viêt - Hoa 1999
Oan Hồn Trên Xứ Huế
- (Ngô Xuân Hùng chuyển ngữ)Trận Phan Rang - (Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang)The Easter Offensive (in English) - (Lt. Gen. Ngo Quang Truong) Ðảo Guam, 27 Năm Sau - Tuyên Úy Nguyễn Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn - Phạm Văn Liễu Ngày Quân Lực - Bùi Ðức Lạc Cái Chết Của Sử Gia Phạm Văn Sơn - Nguyễn Văn Dưỡng Trong Cảnh Sống Còn - Nguyễn Tấn Hưng Những Ngày Cuối Cùng Của Hải Vận Hạm Hậu Giang - Hoàng Sa NQTTrận Phan Rang (Tháng 4/75) - Trương DưỡngTây Nguyên Sóng Dậy - Bùi Ðức LạcNhớ Về Tháng Tư 1975: Vùng IV Duyên Hải Những Ngày Cuối - Nguyễn DuyệtThiên Anh Hùng Ca - Bùi Ðức LạcNgười Tù Trại Phong Quang - Ngô Xuân Hùng dịchPhúc Trình Weyand (Phần 2) - Trần Ðỗ Cẩm dịchPhúc Trình Weyand (Phần 1) - Trần Ðỗ Cẩm dịch Ban Mê Thuột: Những Ngày Ðầu Trong Tay Cộng Quân - Nguyễn ÐịnhBiệt Hải: Chuyến Công Tác Thanh Hóa - Nguyễn Văn Kha Biệt Hải: Chuyến Công Tác Bầu Tró (Ðồng Hới) - V.12Ðại Tá Ngô Thế Linh - Nhân Viên T 70 Ban Mê Thuột Ngày Ðầu Chiến Cuộc - Nguyễn ÐịnhTrận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 8) - Phạm Văn SơnTrận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 7) - Phạm Văn SơnTrận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 6) - Phạm Văn SơnTrận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 5) - Phạm Văn SơnTrận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 4) - Phạm Văn SơnTrận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 3) - Phạm Văn SơnTrận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 2) - Phạm Văn Sơn Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 1) - Phạm Văn Sơn Bí Mật Về Trận Thất Thủ Ban Mê Thuột - Lữ Giang Mặt Trận Tây Nguyên 1975 - Trung Tá Ngô Văn Xuân Những Ngày Cuối Cùng Trên Liên Tỉnh Lộ 7B - Khuyết Danh Nhìn Lại Trận Ðánh Ban Mê Thuột - Ðại Tá Nguyễn Trọng Luật Trung Ðoàn 44 Trong Mùa Hè Ðỏ Lửa - Trung Tá Ngô Văn Xuân Tết Mậu Thân Tại QÐ II - Ðại Tá Trịnh Tiếu Hoạt Ðộng Của BK Dù Tại Bắc Việt - Trung Tá Nguyễn Văn Vinh Bắc Việt Tấn Công Xuân Lộc - Hồ Ðinh Máu Lửa ... Charlie - Ðoàn Phương HảiTướng Nguyễn Khoa Nam: Hồi ký của SQ tùy viên- (Lê Ngọc Danh) Chuyến Công Tác Cuối Cùng Của HQ 09 - (Hoàng Ðình Báu) Tưởng Niệm Cố Ðại Tá Ngô Thế Linh - (Ngô Xuân Hùng) Mùa Hè Ðỏ Lửa 72 - (Cọp Biển Trần Ngọc Nam) Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lăng - (Trung Tá Trần Văn Hiển) Poulo Wai - Ðột Kích Thám Sát Người Nhái - (Trịnh Hòa Hiệp) Liên Ðoàn Người Nhái - (Lê Quán) Giang Ðoàn 26 Xung Phong: Những Giòng Sông Cũ ... - (Trần Ðỗ Cẩm) HQ 802- Những Ngày Cuối Trên Biển Ðông - (Vũ Quốc Công) Từ Ban Mê Thuột Ðến Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên - (Tôn Quang Tuấn) Những Kỷ Niệm Gia Ðình Với Tướng Nguyễn Khoa Nam - (Nguyễn Thái Dương) Thương Tiếc Viết Về Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam - (Nguyễn Khoa Phước) Tướng Cao Văn Viên Kể Lại 2 Buổi Họp Lịch Sử Tháng 3/75 - (Vương Hồng Anh) Tưởng Niệm Tướng Trần Văn Hai (1) - (Người Lính Già) Những Giờ Phút Cuối Cùng Của Tướng Trần Văn Hai - (Trịnh Văn Ngạn) Chiến Ðấu Ðến Cùng - (Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi) Phong Cách Anh Hùng Của Tướng Phạm Văn Phú - (Nguyễn Ðông Thành) Tướng Lê Văn Hưng (2) - (Bà Lê Văn Hưng, nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng) Tướng Lê Văn Hưng (1) - (Dale Andrade) Thiên Thần Mũ Ðỏ Ai Còn Ai Mất - (Tướng Lê Quang Lưỡng) Tướng Lê Nguyên Vỹ (2) - (Nguyễn Văn Tín) Tướng Lê Nguyên Vỹ (1) - (Thanh Sơn) Một Ngày Với Ðô Ðốc Chung Tấn Cang - (Phỏng Vấn - Phan Lạc Tiếp) Lực Lượng Ðặc Biệt Hải Quân: Sở Phòng Vệ Duyên Hải - (Trần Ðỗ Cẩm) Mặt Trận Tam Biên 1972 - (Người Lính QLVNCH) Lam Son 719 Operation (in English) - (Maj. Gen. Nguyen Duy Hinh) Liên Ðoàn Ðặc Nhiệm "Hổ Biển" - (Lê Bá Thông) Quân Sử: Chuyện Tiểu Ðoàn 1 "Quái Ðiểu" TQLC - (Bao Bất Ðồng) Hải Sử: Trận Ba Rài - (Phan Lạc Tiếp) Bài Nói Chuyện Của Ðại Tướng Nguyễn Khánh - (Lê Ðình Cai dịch) Quân Sử: Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo - (Nguyễn Tuyển) Quân Sử: Ngày Cuối Cùng Của Ðại Tá Lê Ðức Ðạt - (Vương Hồng Anh) Quân Sử: Biệt Cách Dù Và Quân Dù Trong Ngày 30-4-75 - (Vương Hồng Anh) Hồi Ký: Chuyến Di Tản Buồn - (Lê Bá Thông) Hồi Ký: Sanh Nam ... Tử Bắc - (Cá Kình Nguyễn Văn Tâm) Thương Tiếc viết về Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam - (Bào đệ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam) Hồi Ký: Huế, Mậu Thân và Tôi - (Mũ Xanh Nguyễn Văn Phán) Hồi Ký: Vì Sao Tôi Bỏ Quân Ðoàn I ? - (Trung Tướng Ngô Quang Trưởng) Hồi Ký: Ngày Tàn Cuộc Chiến - (Ðại Tá Lê Nguyên Bình) Biên Khảo: Ðường Mòn Hồ Chí Minh - (Trần Ðỗ Cẩm) Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 1/6) - (Trần Ðỗ Cẩm) Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 2/6) - (Trần Ðỗ Cẩm) Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 3/6) - (Trần Ðỗ Cẩm) Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 4/6) - (Trần Ðỗ Cẩm) Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 5/6) - (Trần Ðỗ Cẩm) Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 6/6) - (Trần Ðỗ Cẩm) Biên Khảo: Khái Lược Về Lịch Sử Hình Thành Của Quân Lực VNCH (Phần 1) - (Trần Ðỗ Cẩm & Trần Hội) Biên Khảo: Khái Lược Về Lịch Sử Hình Thành Của Quân Lực VNCH (Phần 2) - (Trần Ðỗ Cẩm & Trần Hội) Quân sử: Tống Lê Chân, Tiền Ðồn Quá Xa - (Trần Ðỗ Cẩm) Phóng đồ Trận đánh tại Tống Lê Chân - (Trần Ðỗ Câm) Hình Ảnh Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - (Trần Ðỗ Cẩm) Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 1 - (Trần Ðỗ Cẩm) Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 2 - (Trần Ðỗ Cẩm) Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 3 - (Trần Ðỗ Cẩm) Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 4 - (Trần Ðỗ Cẩm) Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 5 - (Trần Ðỗ Cẩm) Phóng Ðồ Kế Hoạch Ðiều Quân Lam Sơn 719 - (Trần Ðỗ Cẩm) Phóng Ðồ Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân Tại Hạ Lào - (Trần Ðỗ Cẩm) Hồi Ký: Tô Phạm Liệu, người ở lại Charlie - (Phạm Anh Dũng) Mặt Trận Tân Cảnh - Kontum 1972 - (Ðại Tá Trịnh Tiếu) Cơn Uất Hạ Lào - (Bùi Ðức Lạc) Ðường Về Kotum - (Bùi Ðức Lạc) Tân Cảnh: Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng - (Bùi Ðức Lạc) 
 
24. Lich Su VN 1945-2008:
http://vietnamsaigo n.multiply. com/ http://vietnamsaigo n.multiply. com/journal/ item/69
 
25. Những đoạn vidéos này ghi lại đối thoại của anh Lữ triều Khanh tức Émile
một sĩ quan suốt đời phục vụ trong ngành tình báo, phản gián với những BK,
vì thế những đoạn vidéos này rất hữu ích cho ai muốn tìm hiểu về công tác hậu địch.

Fort Bragg 01 http://www.youtube. com/watch? v=-uxl-wdirgI
Fort Bragg 02
http://www.youtube. com/watch? v=ToBrjwDdgio
Fort Bragg 03
http://www.youtube. com/watch? v=xsWr4yE6myI
Fort Bragg 04
http://www.youtube. com/watch? v=B1Z7CayFpFE
Fort Bragg 05
http://www.youtube. com/watch? v=yDIuPMr3EwI
Fort Bragg 06
http://www.youtube. com/watch? v=y1ikMiIfFss
Hội ngộ tại Fort Bragg 07
http://www.youtube. com/watch? v=HopuvSsT6Q0
Hội ngộ tại Fort Bragg 08 bis
http://www.youtube. com/watch? v=Dm6B7JVxWbM
Hội ngộ tại Fort Bragg 09
http://www.youtube. com/watch? v=UjcyGPK3yT0
Hội ngộ tại Fort Bragg 10
http://www.youtube. com/watch? v=dJrZoDUDS2A
Hội ngộ tại Fort Bragg 11
http://www.youtube. com/watch? v=s6pgu_Rz09s
Hội ngộ tại Fort Bragg 12
http://www.youtube. com/watch? v=M5koffq8ocE
Hội ngộ tại Fort Bragg 13
http://www.. youtube.com/ watch?v=DEsqIT5i ZpM
Hội ngộ tại Fort Bragg 14
http://www.youtube. com/watch? v=rMYjPHGOdMs
Hồi Chuông Báo Tử cho Nguyễn Hữu Luyện 01 http://www.youtube. com/watch? v=IG-LfAYO4lU
Hồi Chuông Báo Tử cho Nguyễn Hữu Luyện 02
http://www.youtube. com/watch? v=KUmF9YvI7No
Hồi Chuông Báo Tử cho Nguyễn Hữu Luyện 03
http://www.youtube. com/watch? v=yGA6HpMX0aM
Hồi Chuông Báo Tử cho Nguyễn Hữu Luyện 04
http://www.youtube. com/watch? v=DFoKtm5Jzp8
 
26. Về cái chết của TT Ngô Đình Diệm
Tưởng nhớ Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm
Tổng hợp (29-Oct-2009 20:02)
Những chương bi thảm
Lữ Giang (01-Jul-2009 16:39)
Yêu cầu Tướng Khánh trả lời trước lịch sử
Lữ Giang (14-Apr-2009 23:51)
JFK and Vietnam: Kennedy's assassination 45 years ago today made it an American war
Gordon M. Goldstein (22-Nov-2008 11:54)
Đánh giá lại Diệm: Cái nhìn khác về miền Nam
Tiến sĩ Kathryn Statler/ BBCVietnamese (21-Nov-2008 22:52)
Thánh Lễ tưởng niệm nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm tại Rottenburg-Stuttgar t (Đức quốc)
Rosa & LhThanh tóm lược (03-Nov-2008 12:21)
Thánh Lễ cầu nguyện cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Nam California
Lm Thaddeus Bùi Công Hiến Linh, OH (02-Nov-2008 14:58)
Nhân ngày lễ các đẳng linh hồn, nhớ về một ‘giáo dân cố tổng thống’
Alfonso Hoàng Gia Bảo (02-Nov-2008 13:36)
Hương lòng dâng tặng Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Hồng Lĩnh (31-Oct-2008 13:11)
Liên Minh bất hoà
Lữ Giang (23-Oct-2008 22:52)
Mời tham dự Lễ giổ Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm
Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm (17-Oct-2008 13:11)
Nhà Văn Hóa Linh Mục An-tôn Trần Văn Kiệm, bạn vong niên Cố TT Ngô Đình Diệm
Trần Vinh (30-Nov-2007 10:49)
Đây là sự thật
Trương Phú Thứ (09-Nov-2007 19:09)
Tài liệu lịch sử: Tràng chuỗi mân côi, một trong những dấu hiệu của người Công Giáo đạo dòng
LM. Augustinô Hồ Văn Quý (04-Nov-2007 07:18)
Little Saigon: Tổ Chức Giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Nguyễn Hoàng Qúi (04-Nov-2007 06:41)
Nhân đọc ''Triumph Forsaken : The Vietnam War, 1954-1965'' (*) Lịch sử Việt Nam những năm 1954-1965 được xét lại:
GS. Tôn Thất Thiện (09-Mar-2007 00:04)
Chuyện Năm Lửa và Ba Cụt
Lữ Giang (01-Nov-2006 11:36)
Tinh Thần Tổng Thống Ngô Đình Diệm Bất Diệt
Phan Hoàng Phú Quý (01-Nov-2006 10:41)
Trong cơn hỗn loạn (giao thời Bảo Đại và Ngô Đình Diệm)
Lữ Giang (19-Oct-2006 02:34)
Cần thẩm định lại giá trị của ông Ngô Đình Diệm và chế độ Việt Nam Cộng Hòa I
Giáo sư Tôn Thất Thiện (12-May-2006 00:48)

27. CIA và các ông Tướng - Trần Bình Nam dịch thuật

Hôm 19/2/2009 cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency – CIA) đã cho giải mật tài liệu mang tên: “CIA and the Generals: Covert Support to military government in South Vietnam”. Tài liệu này do ông  Thomas L. Ahern, Jr., một nhân viên CIA từng làm việc tại Sài gòn từ năm 1963 đến đầu năm 1965 đúc kết từ những tài liệu mật của CIA.
Tài liệu được giải mật sau khi cơ quan CIA đã đọc lại và gạch bỏ những tên tuổi và địa danh không lợi cho hoạt động tình báo. Tuy nhiên nếu so chiếu với các tài liệu khác viết về cuộc chiến Việt Nam, người  đọc có thể đoán hầu hết những tên tuổi gạch bỏ đó là ai.

Tài liệu dài 243 trang gồm chính yếu là phần Nhập Đề của tác giả và 10 Chương. Tôi tóm tắt lại những sự việc chính của tài liệu trong 7 bài viết: phần Nhập Đề và sau đó hai Chương trong một bài, và sẽ lần lượt cho lên trang nhà của dịch giả
http://www.tranbinh nam.com .
Mục đích tóm tắt tài liệu là “ôn cố tri tân” về một giai đoạn lịch sử đã qua nhưng còn ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của mỗi người Việt chúng ta trong cũng như ngoài nước. Và cũng là kinh nghiệm có thể hữu ích trong mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Trung quốc, cũng như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ...

Error! Filename not specified.
CIA và các ông Tướng (Phần 1/7)
Error! Filename not specified.
CIA và các ông Tướng (Phần 2/7)
Error! Filename not specified.
CIA và các ông Tướng (Phần 3/7) 
Error! Filename not specified.
CIA và các ông Tướng (Phần 4/7)
Error! Filename not specified.
CIA và các ông Tướng (Phần 5/7)
Error! Filename not specified.
CIA và các ông Tướng (Phần 6/7)
Error! Filename not specified.
CIA và các ông Tướng (Phần 7/7) 
 
28. Những bài ca Yêu Nước:
Vào www.danchuca. org va http://www.vietsuca .org/ de download nhạc.Lên Đường (Tâm Thư)Nỗi Lòng (Phưong Dung / Tâm Thư)Thèm Một Mùi Hương (Phương Dung)Thương Quá Bờ Lưng Cong (Phương Dung)Thương Quá Cánh Cò Bay (Tâm Thư)Thương Quá Câu Hò Ra Khơi (Trần Hải Bằng)Thương Quá Con Sáo Sang Sông (Tâm Thư)Thương Quá Khúc Cuồng Ca (Trần Hải Bằng)Gió nổi cơn giông (Tâm Thư *)Tiếng nói thế hệ trẻ (Tâm Thư, Tho+ Tri.nh So+n))Giọt Lệ Trưng Vương (Phương Dung *)Giọt Lệ Trưng Vương (Nguyễn Văn Thành *)
Lên Đường: Tiếng hát: Tâm-Thư  Nhạc: Thiên-Anh Hòa-âm: Đặng-Vương-Quân